NHỮNG LOẠI KÝ SINH TRÙNG VÀ CÁCH SỔ KÝ SINH TRÙNG TRÊN TÔM HIỆU QUẢ

NHỮNG LOẠI KÝ SINH TRÙNG VÀ CÁCH SỔ KÝ SINH TRÙNG TRÊN TÔM HIỆU QUẢ

Ký sinh trùng trên tôm bao gồm loại ngoại ký sinh trùng (sống bên ngoài cơ thể) và loại nội ký sinh trùng (sống bên trong cơ thể). Ngoại ký sinh trùng thường không gây hại cho tôm trừ khi chúng xuất hiện với số lượng lớn. Trong khi đó, loại nội ký sinh trùng như Microspora, Haplospora và Gregarina có khả năng gây bệnh cho tôm. Bioaqua xin gửi đến bà con bài viết về ký sinh trùng và cách sổ ký sinh trùng trên tôm hiệu quả

1. Một số loại ký sinh trùng thường gặp trên tôm

1.1. Nội ký sinh trùng

a. Microspora

Trong thời gian gần đây, bệnh vi bào tử trùng ngày càng phổ biến trên tôm nuôi. Nguyên nhân của bệnh là do kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). Khi tôm nhiễm vi bào tử trùng, phần lớn cơ thể chuyển sang màu trắng đục hoặc trắng sữa. Điều này thường rõ ràng hơn ở phần lưng từ gan tụy đến phần giữa thân khi tôm lớn. Nhiều con tôm cũng có dấu hiệu đục cơ đốt cuối cơ thể. Bệnh không gây tỷ lệ tử vong cao, nhưng vi bào tử trùng ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như gan tụy và buồng trứng. Tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có khả năng đề kháng kém và khả năng chống chịu stress kém. Do đó, chúng dễ bị ăn thịt, chậm lớn và tỉ lệ sống sót kém trong quá trình vận chuyển

Vi bào tử trùng không chỉ xuất hiện trên tôm mà còn trên nhiều loài động vật khác như giáp xác, côn trùng... Do đó, việc sử dụng thức ăn sống trong nuôi tôm có nguy cơ lây nhiễm vi bào tử trùng sang tôm nuôi. Vi bào tử trùng cũng có thể lây qua phân của tôm bị nhiễm bệnh hoặc do hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Hình ảnh: Vòng đời của vi bào tử trùng trên tôm

Hình ảnh: Vòng đời của vi bào tử trùng trên tôm

b. Gregarina

Gregarines là một nhóm động vật nguyên sinh kí sinh rộng rãi trên tôm biển với tỷ lệ nhiễm bệnh dao động từ 10-90%. Có hai chi chính là Nematopsis và Cephalolobus, và một chi khác tên là Paraophiodine được tìm thấy trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm.

Gregarine phát triển trong ống tiêu hoá của tôm và thường được quan sát dưới dạng trophozoite hoặc thỉnh thoảng dưới dạng kén (gametocyte). Chúng liên quan đến vòng đời của một số loài động vật không xương sống, như nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ốc hoặc giun biển, là kích thích động vật trung gian.

Hình ảnh: Vòng đời của vi bào tử trùng trên tôm

Hình ảnh: Vòng đời phát triển của ký sinh trùng gregarine trên tôm

(A) Tôm hấp thụ bào tử từ chất thải đáy ao

(B) Sporozoite xâm nhập vào ruột tôm, tấn công tế bào biểu mô ruột

(C) Sporozoite gắn vào thành ruột và phát triển thành trophozoite, một số trophozoite không gắn vào thành ruột mà gắn vào nhau để tạo ra các hình dạng bất thường

(D) Những hình dạng bất thường này tiếp tục phát triển và gắn vào trực tràng để hình thành gametocytes

(E) Gametocyte trải qua nhiều lần phân chia để tạo ra các bào tử "gymnospora"

(F) Gymnosporia bị bao bọc bởi các tế bào bề mặt của lớp màng áo của nhuyễn thể hai mảnh vỏ

(G) Chúng sau đó phát triển để hình thành bào tử trong cơ thể của nhuyễn thể hai mảnh vỏ

(H) sau đó, các bào tử được giải phóng ra môi trường qua việc tiết dịch của nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Số lượng Gregarina xuất hiện thường ít và không gây nguy hiểm cho tôm, tuy nhiên nếu xuất hiện nhiều có thể gây tổn thương niêm mạc ruột và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công. Trophozoite của Gregarine ký sinh trên niêm mạc ruột gây ảnh hưởng tiêu hoá và làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng tôm chậm lớn. Nếu tôm nhiễm Gregarine với số lượng lớn, ruột tôm sẽ chuyển sang màu vàng. Nhiễm Gregarine có thể gây hiện tượng chậm lớn và chết tôm trong ao. Gregarine lây lan trực tiếp qua phân của tôm nhiễm bệnh. Nematopsis penaeus trên tôm chân trắng được cho là liên quan đến hiện tượng tôm chậm lớn và chết trong ao. Tôm thường nhiễm bệnh ở giai đoạn tôm con 1,5-1,7 cm và tôm nuôi thương phẩm 2,5-10 cm. Nghiên cứu mới đây cho thấy trộn thức ăn với Natri monensin, Elanco anTM hoặc sulfachloropyrazine, Avimix-STTM có thể loại bỏ 92% -94% gametocytes của giun tròn Nematopsis từ ruột của tôm chân trắng mà không gây chết tôm

1.2. Ngoại ký sinh trùng

Theo nghiên cứu của Hafidh và đồng nghiên cứu (2019) trên tôm chân trắng, nguyên nhân chính gây bệnh là nhóm ký sinh trùng ngoại bào gồm Zoothamnium sp., Vorticella sp. và Epistylis sp

Hình ảnh: Sự kí sinh của ngoại ký sinh trùng trên tôm chân trắng

Hình ảnh: Sự kí sinh của ngoại ký sinh trùng trên tôm chân trắng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của các loài ngoại ký sinh trùng trên tôm phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau, bao gồm điều kiện hoá lý của môi trường nước. Thông thường, môi trường nước nuôi giàu dinh dưỡng là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của các loài ngoại ký sinh trùng này. Chúng có thể lọc chất dinh dưỡng hoặc vi sinh vật từ môi trường nước để dinh dưỡng cho mình. Tuy nhiên, cho ăn quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao nuôi, làm tăng tải lượng chất hữu cơ trong ao và thúc đẩy sự phát triển của các loài ngoại ký sinh trùng. Sự thay đổi không ổn định của chất lượng môi trường nước, đặc biệt là nhiệt độ, cũng là điều kiện tối ưu cho sự phát triển của các loài ký sinh trùng.

Zoothamnium sp. thường kí sinh trên bề mặt của tôm, đặc biệt là trên mang, và có thể tăng nhanh về số lượng khi nhiệt độ môi trường nước trên 30oC. Sự xuất hiện của chúng với số lượng lớn có thể gây cản trở hoạt động hô hấp của tôm và khiến cho tôm giống bơi không bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ được cải thiện khi lớp biểu bì bị bong ra.

Các loài Vorticella sp. sống trong môi trường nước ngọt, mặn và lợ, và thường xuất hiện trong điều kiện môi trường nước gây stress cho tôm, chẳng hạn như sự biến động thường xuyên của chất lượng môi trường nước, nhiệt độ và lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi cao.

Epistylis sp. thường kí sinh trên chân bò và tương tự như Zoothamnium sp., chúng cũng có thể tăng nhanh về số lượng khi nhiệt độ môi trường nước trên 30oC.

Một số loài nguyên sinh động vật có giai đoạn nghỉ, chúng bám trên bề mặt tôm và khi tôm lột xác, chúng được tách rời và hoàn thành vòng đời trong lớp bì

2. Một số loại bệnh có tác nhân từ ký sinh trùng gây nguy hiểm trên tôm

2.1. Bệnh vi bào tử trùng (EHP)

Do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei ( EHP) gây ra. EHP thường sống ký sinh trong gan, tụy và nhân lên trong tế bào chất của mô ống gan, tụy, và cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm, gây ra tình trạng tôm chậm lớn, còi cọc và suy giảm sức đề kháng. EHP không gây chết hàng loạt cho tôm, nhưng lại làm giảm đáng kể năng suất thu hoạch và gây thiệt hại về kinh tế cho các bà con nuôi tôm

Tôm bị nhiễm bệnh vi bào trùng tử sẽ có kích cỡ không đồng đều, tăng trưởng chậm chỉ đạt từ 10-40% so với tôm trong các ao không bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, tôm còn có những dấu hiệu khác như mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột. Màu sắc của tôm cũng có thể chuyển sang màu trắng đục hoặc màu sữa

Hình ảnh: Tôm bị bệnh EHP

Hình ảnh: Tôm bị bệnh EHP

(Tham khảo: Dấu hiệu nhận biết EHP trong nuôi tôm)

2.2. Bệnh gan tụy cấp 

Do nhiễm ký sinh trùng: Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidia sis. Khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng sẽ có các biểu hiện như gan tụy co lại, cơ thể dần trở nên nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì phát triển nhanh đi kèm với việc tôm kén ăn, chậm lớn, tăng trưởng chậm, FCR tăng cao

Hình ảnh: Dấu hiệu tôm bị gan tụy cấp

Hình ảnh: Dấu hiệu tôm bị gan tụy cấp

A: Gan tôm bình thường (phải), cơ thể tôm nhợt nhạt và teo gan (trái); B: Nhiều đốm đen do nhiễm khuẩn trên tôm

(Tham khảo: Những yếu tố gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm)

2.3. Bệnh phân trắng

Do nhiễm ký sinh trùng (Vermiform và Gregarine). Ký sinh trùng Gregarine, còn được gọi là ký sinh trùng hai roi, thường xuất hiện trong đường ruột của tôm bị phân trắng khi kiểm tra bằng kính hiển vi. Khi ký sinh trong đường ruột của tôm, Gregarine sẽ gây tổn thương các mô biểu mô, tắc nghẽn ruột, tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến tôm khó hấp thu dinh dưỡng, giảm ăn hoặc nếu bệnh nặng, tôm có thể bỏ ăn.

Các dấu hiệu nhận biết tôm bị phân trắng chính là sự xuất hiện các sợi phân trắng nổi trên mặt nước ao nuôi. Tôm bị mềm vỏ, chậm lớn và có màu sậm bất thường. Nếu quan sát kỹ, ta có thể thấy ống ruột tôm bị đứt quãng hoặc trống rỗng. Tôm bị bệnh phân trắng không chết hàng loạt, tuy nhiên lại ảnh hưởng đáng kể đến năng suất thu hoạch tôm.

 Hình ảnh: Dấu hiệu tôm bị bệnh phân trắng

Hình ảnh: Dấu hiệu tôm bị bệnh phân trắng

(A): Dải phân trắng nổi trên mặt nước; (B): Ruột tôm chuyển sang màu trắng; (C): Sự xuất hiện của Vermiform trong gan tụy tôm

(Tham khảo: Cách phòng ngừa phân trắng trên tôm)

3. Cách phòng ngừa và sổ ký sinh trùng trên tôm hiệu quả

3.1. Cách phòng ngừa ký sinh trùng trên tôm

Trong quá trình nuôi tôm, việc phòng bệnh luôn được đặt lên hàng đầu và có tầm quan trọng không thua kém gì việc chữa bệnh. Do đó, các bước chuẩn bị ao và lựa chọn giống cũng rất quan trọng để đảm bảo việc bắt đầu nuôi được thực hiện một cách an toàn nhất.

a. Trước khi nuôi

Bà con nên chọn giống tôm từ những cơ sở uy tín đã được kiểm tra đầy đủ để đảm bảo chúng không mắc các bệnh hay ký sinh trùng có hại (tham khảo: Tôm giống Java chất lượng số 1 Việt Nam)

Cải thiện ao nuôi: Đối với ao bạt, cần tẩy rửa sạch sẽ, sử dụng chất diệt khuẩn đáy ao và phơi ao trước khi thả tôm. Đối với ao đất, cần cải tạo lớp bùn đáy, bón vôi và để đáy ao phơi nắng trong vài ngày để khử trùng

Ngoài ra bà con có thể tham khảo sử dụng sản phẩm UFO VS. Đây là sản phẩm vi sinh xử lý đáy ao nuôi giúp hấp thụ và phân hủy các loại khí độc, các chất hữu cơ dư thừa và cặn bẩn từ tảo độc dưới đáy ao nuôi

Hình ảnh: Sản phẩm chuyên xử lí đáy ao nuôi

Hình ảnh: Sản phẩm chuyên xử lí đáy ao nuôi 

b. Trong quá trình nuôi

Chuẩn bị nước nuôi: Cần đảm bảo nguồn nước luôn ổn định với tôm, trước khi thả tôm cần đạt chuẩn về pH, kH, oxy, độ mặn để tránh tôm bị shock nước và dễ nhiễm bệnh.

Trong quá trình nuôi, cần theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu nước, vệ sinh đáy ao để loại bỏ thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột... để tránh gây ra khí độc và gây nhiễm bệnh cho tôm.

Bên cạnh đó bà con có thể dùng thêm một số sản phẩm để cung cấp các khoáng chất, vitamin nhằm tăng sức đề kháng của tôm như:

+ Mega Gut: Giúp nong to đường ruột, bổ sung thêm vitamin, cải thiện hệ tiêu hóa tôm

Hình ảnh: Sản phẩm men vi sinh đậm đặc nong to đường ruột tôm

Hình ảnh: Sản phẩm men vi sinh đậm đặc nong to đường ruột tôm 

+ Strong Mineral: Bổ sung khoáng chất cần thiết cho tôm giúp tôm cứng vỏ, tránh các tình trạng cong thân, đục cơ, mềm vỏ

Hình ảnh: Sản phẩm bổ sung khoáng trị cong thân đục cơ

Hình ảnh: Sản phẩm bổ sung khoáng trị cong thân đục cơ

3.2. Cách xổ ký sinh trùng trên tôm hiệu quả

Mega Kill là một loại sản phẩm thảo dược đặc trị được chế tạo từ nhiều thành phần dược liệu quý xuất xứ từ Ấn Độ. Các hoạt chất có trong sản phẩm này giúp phòng và chữa trị các bệnh liên quan đến việc diệt ký sinh trùng độc hại cho tôm, đồng thời cũng giúp tôm phát triển tốt hơn. Sản phẩm được sản xuất bởi một công ty hàng đầu của Ấn Độ chuyên nghiên cứu và sản xuất thuốc và thức ăn dành cho nuôi trồng thủy sản

Mega Kill sẽ giúp bà con xổ được các loại ký sinh trùng có trong gan ruột, phòng chống được các bệnh do vi bào tử trùng, các loại nấm độc trên tôm

Khi sản phẩm được tiêu hóa, nó sẽ được xử lý bởi các enzym có trong ruột, giúp giảm thiểu sự phân hủy các chất hữu cơ và ký sinh trùng trong đường ruột. Đồng thời, nó cũng tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Hình ảnh: Thảo dược xổ ký sinh trùng trên tôm 

Hình ảnh: Sản phẩm Mega Kill thảo dược xổ ký sinh trùng trên tôm 

Đối với mục đích phòng bệnh: pha trộn 3-5g/ kg thức ăn, sử dụng trong khoảng 1-2 ngày/ tuần.

Đối với trường hợp tôm bị mắc ký sinh trùng nặng: pha trộn 10g/ kg thức ăn, sử dụng liên tục trong khoảng 2-3 ngày.

Để tăng độ hiệu quả của việc sử dụng, nên sử dụng vào buổi sáng vì thời điểm này tôm ăn uống mạnh mẽ hơn.

4. Thông tin liên hệ

Trên đây là công dụng và thành phần của Megakill, bà con khi sử dụng sản phẩm giúp tôm ngăn chặn và loại bỏ các loại ký sinh trùng. Khi không có các loại kí sinh gây hại gây bệnh thì tôm sinh trưởng tốt và có năng suất cao. Sản phẩm phân phối tại BIOAQUA với giá cả ưu đãi cho bà con, hãy liên hệ đặt hàng ngay để được tư vấn cụ thể hơn.

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn