Đặc trị nhớt bạt keo nước ao tôm

Liên Hệ Để Nhận Giá Ưu Đãi

Đặc trị nhớt bạt keo nước

Liên Hệ Để Nhận Giá Ưu Đãi
Lọc

Đặc trị keo nước nhớt bạt trong ao nuôi tôm

Ao lót bạt được bà con lựa chọn sử dụng cho các khu vực nuôi công nghệ cao, nhờ những ưu thế vượt trội đáp ứng nhu cầu nuôi mật độ cao và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm. Khi chọn ao bạt, có một vấn đề người nuôi luôn gặp phải và cần xử lý thường xuyên đó là nhớt bạt trong ao, bởi đây là nơi lý tưởng của các vi khuẩn, mầm bệnh, tảo, nấm độc thuận lợi sinh sôi.

1. Ưu và nhược điểm ao lót bạt

1.1 Ưu điểm

Kỹ thuật và công nghệ nuôi tôm liên tục được nghiên cứu, cập nhật và cải tiến. Ao nuôi lót bạt có những ưu điểm vượt trội khắc phục hạn chế của ao đất:

- Hạn chế sự tiếp xúc với nền đất phèn: tránh trình trạng pH giảm, nhất là vào mùa mưa.

- Việc quản lý chất lượng nước ao nuôi diễn ra dễ dàng hơn, ngăn cản sự xâm nhập mặn, phèn từ những vùng nước xung quanh.

- Kiểm soát dịch bệnh dễ hơn do không tiếp xúc với môi trường đất, ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng, các sinh vật, vi khuẩn mang mầm bệnh.

- Việc cải tạo, làm sạch đáy ao, chuẩn bị ao diễn ra nhanh chóng hơn so với ao đất, chỉ mất khoảng từ 4-8 ngày, nhờ đó tiết kiệm được thời gian, tăng số vụ nuôi trong một năm.

- Hố Siphon trong ao lót bạt được lắp đặt giúp việc xử lý ô nhiễm ao thuận tiện hơn, giảm sự tích tụ của các chất thải, khí độc dưới đáy ao.

- Lót bạc cản bớt sự tác động trực tiếp của quạt nước, sóng gió đánh vào ao nên hạn chế việc làm xói mòn bờ, tiết kiệm được chi phí trùng tu, sửa chữa ao nuôi. Vật liệu ao bạt bền, có khả năng tái sử dụng cao, tiết kiệm được nhiều chi phí, công sức nếu biết sử dụng đúng cách.

- Tôm nuôi trong ao bạt ít bẩn hơn do không có nhiều bùn tích lũy như ao đất, tôm thu hoạch dễ hơn, tôm sạch hơn.

dac-tri-nhot-bat-keo-nuoc-2

Đặc điểm ao nuôi lót bạt Nhấp chuột và kéo để di chuyển

2.2. Nhược điểm

Giải pháp nào cũng đi kèm những mặt hạn chế cần lưu ý nhất định:

- Đầu tiên phải kể đến việc đầu tư chi phí cho hệ thống ao nuôi lót bạt sẽ đắt hơn rất nhiều do với ao đất thông thường.

- Khó gây màu nước và xây dựng hệ sinh vật phù du trong ao.

- Do ngăn cản phần nào sự tiếp xúc với hệ sinh vật tự nhiên nên trong ao bạt, nên so với ao đất thì nguồn động vật, thực vật, vi sinh vật… ít phong phú hơn, năng suất tự nhiên thấp hơn. Kết quả nghiên cứu của G.D.Pruder và cộng sự cho thấy khi càng về thời điểm cuối kỳ nuôi, hàm lượng nitrogen và phosphorus tích lũy trong nước thải ao lót bạt có xu hướng tăng lên và cao hơn ao đáy đất.

- Trong quá trình nuôi các loài thực vật phù du tăng nhiều, lượng oxy hòa tan trong nước giảm, hiện tượng sụp tảo, tôm nổi đầu,... vì vậy cần sục khí thường xuyên hơn.

- Tình trạng keo nước, nhớt bạt do không xử lý môi trường thường xuyên, tích tụ khí độc, nguy cơ bùng nổ dịch bệnh…

2. Nguồn gốc của nhớt bạt, keo nước

Nhớt bạt là lớp màng sinh học (biofilm) dạng lớp màng nhầy trên bạt ao nuôi bao gồm các loài sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng phức tạp như vi khuẩn. Các loại vi khuẩn này có khả năngđề kháng với kháng sinh, động lực gây bệnh mạnh hơn nhờ được lớp màng sinh học ngăn chặn sự tác động của kháng sinh, hóa chất.

 dac-tri-nhot-bat-keo-nuoc-2

5 Giai đoạn hình thành màng sinh học (biofilm) Nhấp chuột và kéo để di chuyển

GĐ1 Sự bám dính có thể đảo ngược của các tế bào vi khuẩn trên bề mặt

GĐ2 Sự bám dính không đảo ngược của tế bào vi khuẩn trên bề mặt

GĐ3 Tạo thành khuẩn lạc và bắt đầu tạo thành màng sinh học

GĐ4 Màng sinh học phát triển đầy đủ cấu trúc không gian 3 chiều

GĐ5 Sự tách rời và phân tán của các tế bào vi khuẩn khỏi màng sinh học dưới dạng tự do

Sự hình thành nhớt bạt là do sự tích lũy của các chất thải hữu cơ trong quá trình nuôi như lượng thức ăn, chất thải, xác tảo tàn, nhớt từ hoạt động lột vỏ tôm,.. tạo nguồn dinh dưỡng lớn cho vi khuẩn phát triển. Ao nước quá trong, ánh sáng xuyên tới đáy ao làm tảo độc phát triển. Phèn và kim loại nặng lắng tụ tạo điều kiện cho rong nhớt bám trên bạt.

Keo nước chỉ tình trạng ao nước gặp phải do quá trình nuôi tôm càng lớn thì thức ăn thừa, ô nhiễm hữu cơ ngày càng cao, quạt nước thấy lên nhiều bọt và bọt này lâu tan.

dac-tri-nhot-bat-keo-nuoc-2

​ ​Nhớt bạt trong ao nuôi tôm Nhấp chuột và kéo để di chuyển

 3. Ảnh hưởng của nhớt bạt, keo nước

Vi khuẩn Vibrio trong màng sinh học được bảo vệ nên sinh sôi mạnh mẽ hơn, nơi đây làm nền cho các loại tảo đáy như tảo Lam, tảo Lục, tảo Giáp phát triển. Nấm đồng tiền cũng bám lên đó và phát triển, vì vậy nhớt bạt trở thành nơi cư trú của các mềm bệnh và nguy cơ cho sức khỏe tôm.Tôm bị hấp dẫn bởi mùi tanh của nấm đồng tiền và các dạng bám khác ở bề mặt bạt nên sẽ ăn chúng. Khi đó, tôm sẽ mắc phải các bệnh như lỏng ruột, đốm thân, phân trắng, gan tụy…Các chất thải, thức ăn, tảo tàn, xác tôm…tiếp tục có nơi tích tụ, lâu ngày hình thành khí độc trong ao nuôi. Bên cạnh đó, ao có nhớt bạt sẽ làm giảm hiệu quả khi sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng trực tiếp trong nước như khoáng, vôi, bicacbonat…do các sản phẩm này khi xuống đáy bị nhớt bao bọc lại, khó hòa tan trong nước. Nước keo đặc làm oxy khó hòa tan, trong khi các vi sinh vật, tảo, nấm phát triển cạnh tranh oxy với tôm nên càng thêm thiếu hụt lượng oxy trong nước.

dac-tri-nhot-bat-keo-nuoc-2

Nhớt bạt là nơi sinh sôi nấm, vi khuẩn, tảo gây hại Nhấp chuột và kéo để di chuyển

 4. Giải pháp phòng và xử lý keo nước, nhớt bạt

- Xây dựng hệ thống ao lắng, lọc loại bỏ những kim loại nặng, tạp, chất thải, chất lơ lửng, sinh vật trung gian có nguy cơ mang mầm bệnh trước khi cho vào ao tôm.

- Làm sạch, cải tạo ao kỹ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.

- Hệ thống hố Siphon, loại bỏ chất thải định kỳ trong ao.Kiểm tra lượng vi khuẩn định kỳ, diệt khuẩn ao nuôi.

- Duy trì mực nước ao nuôi cao ≥ 1,2m sao cho ánh sáng hạn chế xuyên xuống đáy ao. Gây màu nước trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

- Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn cho tôm, tránh dư thừa lượng dinh dưỡng tạo điều kiện cho rong nhớt phát triển, ô nhiễm thêm ao nuôi.

- Loại bỏ nhớt bạt bằng cách thủ công như chà rửa bạt có thể không khắc phục hết tình trạng nhớt bạt, dễ làm trầy xước rách bạt. Vì vậy, sử dụng Men vi sinh UFO/ Mega Lact trở thành giải pháp xử lý nhớt bạt hiệu quả, ổn định chất lượng nước và đồng thời hỗ trợ cải thiện hệ sinh vật trong ao.

dac-tri-nhot-bat-keo-nuoc-2

Dùng vi sinh để xử lý keo nước, nhớt bạt Nhấp chuột và kéo để di chuyển

5. Sử dụng vi sinh Mega Lact/ UFO đặc trị keo nước, nhớt bạt ao tôm hiệu quả

5.1 Cơ chế tác động của Mega Lact/ UFO

Sản phẩm chứa các chủng vi sinh Bacillus, Nitrobacter, Nitrosomonas dễ dàng đi xuống đáy ao phân hủy các chất lửng lơ trong nước, chất hữu cơ dưới đáy, đồng thời ức chế các loài vi khuẩn có hại khiến chúng không thể sinh sôi thêm, và tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.

Vi khuẩn Nitrobacter, Nitrosomonas phân hủy khí NO3 sang các dạng không độc cải thiện chất lượng ao nuôi.

dac-tri-nhot-bat-keo-nuoc-2

UFO - Chuyên trị nhớt bạt, keo nước Nhấp chuột và kéo để di chuyển

5.2 Lưu ý để sử dụng vi sinh đặc trị keo nước, nhớt bạt hiệu quả

- Lượng chất thải liên tục tăng cao trong quá trình nuôi nên sử dụng định kỳ để đảm bảo môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm quá nặng với liều dùng 227g/ 2000-3000m^3.

- Trường hợp tảo dày, đáy ô nhiễm nặng: sử dụng liều gấp đôi định kỳ hoặc tăng tần suất và liều lượng theo tư vấn của nhân viên kỹ thuật.

- Nhân sinh khối vi sinh trước khi sử dụng để tăng hiệu quả, cách thực hiện như sau: Lấy 227g UFO/ Mega Lact + 50L nước + 3kg mật đường sục khí trên 8 tiếng. Sản phẩm sau sinh khối, tạt xuống ao lúc khuất nắng.

6. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Video giới thiệu BIOAQUA GROUP

Xem thêm