Nuôi tôm trong mùa mưa bão: 8 vấn đề thường gặp và cách giải quyết

Nuôi tôm trong mùa mưa bão: 8 vấn đề thường gặp và cách giải quyết

Mùa mưa đem đến những thách thức đáng kể cho người nuôi tôm, đặc biệt là liên quan đến độ mặn và nhiệt độ nước. Những biến đổi không ổn định này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho bùng phát các bệnh trên tôm. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa và cách giải quyết hiệu quả.

1. Đối phó với địch hại:

Ao và nước nuôi không được lọc sạch có thể gây nguy cơ bị địch hại xuất hiện trong ao, gây cạnh tranh với tôm về thức ăn và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho tôm. Để tránh tình trạng này, người nuôi không nên cấp nước trực tiếp từ bên ngoài vào ao mà không qua quá trình lắng để xử lý nước trước. Ngoài ra bà con cần bổ sung 2 sản phẩm Mega White & Mega Gut giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh về phân lỏng đường ruột, giúp tôm luôn trong tình trạng khỏe mạnh, sức đề kháng cao chống chọi tốt với các bệnh và vi khuẩn gây hại.

2. Thả tôm giống trong thời tiết mưa liên tục:

Mưa liên tục trong ngày có thể làm phèn trên bờ ao rửa trôi xuống ao nuôi, làm tăng độ axit trong nước và gây tỷ lệ tôm chết cao sau khi mới thả tôm. Thả tôm vào buổi sáng có thể giảm thiểu tình trạng trên. Bón vôi CaCO3 xung quanh bờ ao định kỳ cũng sẽ giúp giảm hiện tượng phèn trong ao nuôi. Bên cạnh đó bà con cần bổ sung sản phẩm Mega Nice giúp hạ phèn giải độc tố trong nước, tạo cho môi trường ao nuôi luôn ổn định.

(Ảnh sản phẩm: Mega Nice chuyên hạ phèn, giải độc nước trong ao tôm)

3. Tôm Stress sau mưa:

Sau mưa lớn, tôm trong ao thường nổi đầu trên mặt nước, đặc biệt là các ao nằm trong vùng đất bị nhiễm phèn hoặc có sự lưu thông nước kém. Để giải quyết vấn đề này, người nuôi nên rút bớt nước ở đáy ao, hòa nước vôi lên mặt ao. Cần giảm lượng thức ăn cho tôm trong thời gian nuôi tôm khi trời mưa cho đến khi môi trường và tôm nuôi ổn định. Ngoài ra cần bổ sung sản phẩm Yucca Gold Ngăn ngừa là kiểm soát khí độc, cấp cứu tôm nổi đầu, tránh tình trạng này trở lên nghiêm trọng hơn, Chống sốc cho tôm, giảm stress do thiếu oxy và bị ảnh hưởng do khí độc.

(Ảnh sản phẩm: Yacca Gold chuyên cấp cứu tôm nuổi đầu)

4. Nước trong sau mưa:

Các vùng đất cát hoặc phèn thường gặp vấn đề nước trong sau mưa, làm thay đổi độ kiềm và CO2 của nước ao, làm giảm lượng tảo. Gây màu nước và bón vôi định kỳ có thể giúp ổn định môi trường nước trong ao. Kết hợp sử dụng Mega Lact để làm sạch vùng đáy ao tốc độ cao, loại bỏ bã hữu cơ, hay dạng rắn nằm lơ lửng. Ngăn chặn và biến đổi hóa học khí độc tồn tại trong ao nuôi. Ngăn chặn và cản trở quá trình sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây hại có trong ao.Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để vi sinh vật và tảo có lợi sinh sinh trưởng, phát triển hỗ trợ vật nuôi trong ao nhanh.

(Ảnh sản phẩm: Mega Lact đặc trị nhớt bạt, keo nước ao tôm)

5. Tôm bị mềm vỏ và các vấn đề về chân bò, chân bơi:

Vùng đất phèn và độ kiềm thấp có thể làm tôm bị mềm vỏ, khó lột xác và gặp các vấn đề về chân. Bón vôi CaCO3 và bón định kỳ trong vòng 50 ngày kể từ khi thả tôm giống có thể giúp giải quyết vấn đề này. Kết hợp sử dụng Super Mout Đặc trị bệnh cong thân, đục cơ, mềm vỏ, ốp thân, vỏ xanh da trời trên tôm hiệu quả ngay chỉ sau 1 đến 2 ngày sử dụng.

(Ảnh sản phẩm: Super Mout chuyên trị cong thân đục cơ trên tôm)

6. Giảm pH của nước:

Trong vùng nuôi tôm trên đất phèn, mưa lớn thường gây xì phèn từ đáy ao và rửa trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi. Điều này dẫn đến độ pH nước giảm xuống. Để ổn định môi trường ao nuôi, người nuôi cần bón vôi và cải tạo ao kỹ lưỡng cho đến khi độ pH nước đạt mức 7 trở lên.

7. Độ mặn:

Độ mặn của nước khác nhau trong các vùng nuôi tôm, vì vậy người nuôi cần thông báo độ mặn chính xác của ao nuôi cho trại sản xuất giống hoặc trại nuôi tôm thuần chủng để điều chỉnh độ mặn phù hợp. Trong trường hợp độ mặn quá thấp, người nuôi nên sử dụng ao nhỏ với độ mặn thấp để đảm bảo an toàn cho tôm và đạt tỷ lệ sống cao.

8. Nhiều chất rắn lơ lửng sau mưa:

Vùng đất cát thường có nhiều hạt keo lơ lửng xuất hiện trong ao sau mưa. Cấp thêm nước vào ao và bón vôi, sử dụng hoạt chất trợ lắng và hút bùn đáy ao để loại bỏ các chất rắn lơ lửng này.

Nuôi tôm trong mùa mưa đòi hỏi sự quan tâm và điều chỉnh khéo léo của người nuôi để đảm bảo tôm có môi trường sống tốt nhất và phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra khách hàng cần tư vấn về kỹ thuật hoặc các vấn đề liên quan khác, liên hệ ngày với chúng tôi:

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

 

Viết bình luận của bạn