CÁCH PHÒNG NGỪA PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

CÁCH PHÒNG NGỪA PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Theo thống kê vụ mùa nuôi tôm nước lợ vào năm 2022 tại Việt Nam, đa số tôm nuôi đều bị nhiễm bệnh vi bào tử trùng EHP và bệnh phân trắng tại khắp các vùng ao nuôi ở các tỉnh ĐBSCL. Dịch bệnh gây ảnh hưởng nặng nề khiến tôm chết hàng loạt dẫn đến thất bại trong vụ nuôi gây cho người nuôi tôm tổn thất kinh tế nặng nề. Hiểu được nỗi lòng của bà con, hôm nay Bioaqua group xin chia sẻ đến bà nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm và cách ngăn ngừa và điều trị hiệu quả!

1. Bệnh phân trắng trên tôm là gì ?

Bệnh phân trắng do tác nhân chính là Vibrio gây nên kết hợp với các tác nhân cơ hội khác đến từ môi trường tấn công liên tiếp vào ruột của tôm gây teo hoặc nhũn gan, làm cho gan tụy bị sưng, quá trình tiết dịch tiêu hoá trong ruột tôm diễn ra kém. Lâu dần khiến ruột hư hại dẫn đến lên men thối, gan nhạt màu và mất chức năng tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ, dự trữ cũng như miễn dịch, lúc này dịch trong ruột tôm từ màu trắng sẽ đổi dần qua vàng nâu và chuyển sang giai đoạn phân trắng 

Hình ảnh: Tôm bị bệnh phân trắng

Hình ảnh: Tôm bị bệnh phân trắng

2. Dấu hiệu tôm đã bị mắc bệnh phân trắng 

  • Tôm yếu ăn, sức ăn giảm khoảng 10-20% so với bình thường

  • Quan sát thân tôm dưới ánh nắng thấy đường ruột rỗng, chứa nhiều dịch, ruột xoắn ốc và gãy khúc

  • Dùng tay bóp nhẹ vào thân tôm thấy vỏ mềm, thịt nhũn

  • Mang tôm chuyển dần sang sẫm màu

  • Xuất hiện các sợi phân màu vàng ngả nâu, màu trắng tại cuối bờ ao hay cuối hướng gió 

  • Tôm bơi có kéo theo dây phân

  • Gan tụy có dấu hiệu sưng phồng

  • Trên sàn nhá cho tôm ăn xuất hiện hầu, vẹm

Hình ảnh: Dấu hiệu bệnh phân trắng trên tôm

Hình ảnh: Dấu hiệu bệnh phân trắng trên tôm

3. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng 

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh phân trắng trên tôm, nhưng chủ yếu xuất phát từ các nhóm nguyên nhân chính sau đây:

3.1. Nguyên nhân từ vi khuẩn, kí sinh trùng

3.1.1. Nhóm vi khuẩn 

Do vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm, chúng xâm nhập vào đường ruột tôm gây ra các bệnh về gan tụy cấp (xem thêm:  Cách điều trị bệnh gan, tụy cấp ở tôm), chúng ức chế các vi sinh có lợi trong ruột, gây tổn hại đến nhung mao dẫn đến suy kém về khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm, lâu dần chuyển sang bệnh phân trắng

Hình ảnh: Vi khuẩn Vibrio Vulnificus gây bệnh phân trắng trên môi trường Chromagar

Hình ảnh: Vi khuẩn Vibrio Vulnificus gây bệnh phân trắng trên môi trường Chromagar

3.1.2. Nhóm ký sinh trùng

Do loại ký sinh trùng đường ruột là Gregarine gây nên. Chúng bám trên thành ruột tôm khiến cho ruột bị xoắn ốc hay biến thành hình ziczac, tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio phát triển gây nên tình trạng hoại tử gan ở tôm. Tôm bị nhiễm do ăn trúng các vật chủ trung gian đã nhiễm gregarine

Hình ảnh: Quá trình tiến triển bệnh phân trắng do kí sinh trùng Gregarine trên tôm

Hình ảnh: Quá trình tiến triển bệnh phân trắng do kí sinh trùng Gregarine trên tôm

3.2. Nguyên nhân từ môi trường

  • Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ môi trường > 32oC
  • Nồng độ oxy hòa tan trong nước< 3 pp
  • Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 pp
  • Do các loại khí độc có trong ao như NO2, NH3, H2S
  • Mật độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/
  • Độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm có thể cũng là nguyên nhân
  • Xuất hiện các loại tảo độc như tảo lam, tảo tàn, tảo giáp….khi tôm ăn phải tiết ra một loại enzym làm tê liệt lớp biểu mô trong ruột khiến ruột không hấp thụ được thức ăn

3.3. Nguyên nhân khác

  • Chất lượng con giống kém, dễ nhiễm hoặc mắc các loại bệnh giáp xác 
  • Do bảo quản thức ăn không đúng cách dẫn đến ẩm mốc, tôm ăn vào khiến độc tố tích tụ lâu ngày có thể gây ra các bệnh đường ruột
  • Ao có mật độ thả dày đặc, đáy ao dơ và tồn đọng nhiều chất độc từ thuốc bảo vệ thực vật, động vật ngoại lai như bóng biển, hàu vẹm, chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn
  • Tôm stress do các biến đổi về hóa chất, nhiệt độ thay đổi đột ngột, nồng độ oxy có trong ao

4. Cách phòng ngừa bệnh phân trắng xuất hiện trên tôm

Việc điều trị dẫn đến hao tổn nhiều về mặt kinh tế do đó trước khi điều trị diệt khuẩn phân trắng trên tôm bà con nên biết cách phòng ngừa.

1. Lựa chọn con giống kĩ càng

Cần nghiên cứu chọn lọc tôm giống để thả và nuôi một cách kĩ càng, tin tưởng lựa chọn những nơi cung cấp tôm giống uy tín (tham khảo: Tôm giống Java chất lượng số 1  Việt Nam)

2. Quản lí tốt môi trường ao nuôi

  • Định kỳ kiểm tra nước 2 lần/tuần để  khống chế mật số vi khuẩn Vibrio có trong ao nuôi ở ngưỡng < 500 CFU/ml
  • Thường xuyên xi phông đáy ao, sử dụng men vi sinh vật để xử lí giúp nền đáy được sạch sẽ, tránh các loại khí độc và mầm bệnh, ổn định pH trong nước dao động từ 7,5 - 8,5 
  • Duy trì tảo ở mật độ thích hợp với độ trong của nước từ 30 - 40cm
  • Thả mật độ nuôi cho phù hợp ví dụ với ao đất 60 – 80 con/m2, ao bạt 200 – 300 con/m2

3. Lựa chọn và bảo quản tốt thức ăn

  • Bảo quản tốt nguồn thức ăn, hạn chế lượng thức ăn thả vào hồ trong thời tiết lạnh, mưa dầm để tránh dư thừa chất hữu cơ từ thức ăn gây dơ đáy ao
  • Cung cấp thêm các men vi sinh, enzym tốt cho đường ruột của tôm bằng sản phẩm Mega Gut/ Best Gut.

5. Phác đồ điều trị, diệt khuẩn phân trắng trên tôm

 

 

Điều trị

Cách dùng

Liều dùng

Bước 1

Diệt khuẩn Vibrio trong ao nuôi bằng sản phẩm Mega Vir

- Hòa Mega Vir với nước sạch và tạt đều khắp ao kết hợp với chạy quạt mạnh lúc chiều mát

- Sau khi sử dụng diệt khuẩn thì cấy lại vi sinh. Mega Lact 227 gam + 1,5 -2 kg mật đường + 50L nước sạch sục khí trên 8 tiếng

500g/2000-3000m3

Bước 2

Cân bằng lại môi trường bên trong  ruột tôm bằng cách dùng White Gut giúp hạ pH đường ruột làm ức chế Vibrio bằng Acid hữu cơ đậm đặc

Cho ăn ngày một cử sáng, sử dụng trong 2-3 ngày liên tục

5-7ml/kg thức ăn

Bước 3

Ức chế và loại bỏ Vibrio bên trong gan tụy và đường ruột tôm bằng cách sử dụng kháng sinh thảo dược Mega White để loại bỏ Vibrio

Cho ăn ngày một cử sáng, sử dụng trong 2-3 ngày liên tục

5-7ml/kg thức ăn

Bước 4

Tái tạo và phục hồi nhung mao trong ruột tôm bằng sản phẩm Mega Gut với công dụng bổ sung số lượng lớn vi sinh sống có lợi nhằm tái tạo và phục hồi nhung mao ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Cho tôm ăn xuyên suốt vụ nuôi. Ngày 2 cữ điều độ sáng chiều và liên tục 3 đến 5 ngày

5-10ml/kg thức ăn

Bộ sản phẩm diệt khuẩn phân trắng trên tôm

Hình ảnh: Bộ sản phẩm diệt khuẩn phân trắng trên tôm 

6. Thông tin liên hệ

Mong rằng một số ít chia sẻ trên sẽ giúp bà con có thêm kiến thức về bệnh phân trắng trên tôm. Bà con có thể tham khảo thêm thông tin qua bài viết Ngăn ngừa, điều trị phân lỏng phân trắng của tôm vào mùa mưa . Mọi thắc mắc về sản phẩm hay cần tư vấn về kỹ thuật, hay liên hệ ngay về hotline 093401.46.46 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

 

 

Viết bình luận của bạn