CÁCH NHẬN BIẾT TÔM BỊ BỆNH EHP

CÁCH NHẬN BIẾT TÔM BỊ BỆNH EHP

Nuôi tôm là một ngành nghề mang lại lợi nhuận kinh tế cho nhiều người dân. Tuy nhiên, sẽ mắc phải rủi ro rất lớn về vấn đề mầm bệnh gây chết trên tôm. Một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho nuôi tôm là bệnh EHP (Enterocytozoon hepatopenaei). Trên thực tế, nếu nhận biết được nguồn bệnh và xử lý kịp thời sẽ giảm đi chi phí thiệt hại nặng trong nuôi tôm. Bioaqua Group sẽ cùng bà con tìm hiểu cách phát hiện bệnh và phòng tránh EHP hiệu quả.

1. Nguyên nhân tôm nhiễm bệnh EHP:

EHP là nguồn bệnh do loài sinh vật vi bào tử trùng gây nên, chúng rất dễ sinh sôi nảy nở khi môi trường nước đang ô nhiễm nặng và những yếu tố lý hóa khác tác động vào.

Các dụng cụ nuôi chưa bảo quản và vệ sinh hợp lý, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể vật nuôi và gây bệnh trong khoảng thời gian ngắn.

Dùng các loại thức ăn tươi sống như: giun, ấu trùng,… cho tôm ăn rất lây bị nhiễm bệnh EHP, đặc biệt khi những đàn tôm khỏe mạnh ăn phải sẽ dễ mắc phải vi bào tử trùng.

Những đàn tôm đã mắc bệnh sẽ thải phân ra môi trường nước, khi đó là điều kiện tuyệt vời giúp cho EHP phát tán các bào tử lây lan sang các đàn tôm khỏe mạnh.

Quá trình lây nhiễm EHP đến đàn tôm khỏe

Bệnh EHP được do tôm bố mẹ đã bị nhiễm sẵn khi sinh sản ra tôm giống con thì khả năng tôm nhỏ sẽ bị nhiễm bệnh rất cao.

2. Dấu hiệu tôm bị bệnh EHP

2.1. Quan sát các dấu hiệu từ bên ngoài cơ thể tôm

Quan sát phía bên ngoài cơ thể tôm sẽ phát hiện được các lớp biểu bì mỏng, cơ chuyển sang màu trắng cho thấy được biểu hiện của tôm đang bị strees, cuống mắt xuất hiện rất nhiều các đốm đen, trong mô cơ và dọc theo ruột sau tôm.

 

Những dấu hiệu tôm mắc phải EHP và quan sát phía ngoài bằng mắt thường

Vi bào tử trùng EHP lây nhiễm vào ống tuyến gan tụy làm các tế bào bong tróc dẫn đến khả năng tiêu hóa của tôm không được ổn định. Khi đó tôm sẽ không tiêu thức ăn và không hấp thụ được các dinh dưỡng từ thức ăn, tôm sẽ mất đi cảm giác thèm và không phát triển được.

2.2. Quan sát các dấu hiệu từ bên trong cơ thể

Vì lớp của tôm khá đặc thù khi có màu nâu đậm hoặc nhạt màu sẽ rất dễ quan sát được một số bộ phận bên trong cơ thể tôm như đường ruột của tôm. Để cụ thể hơn, bà con có thể nhìn thấy bằng mắt sẽ thấy được sự phân biệt được tôm bị nhiễm EHP ở 2 giai đoạn khi trong quá trình nuôi:

- Giai đoạn sau 20 ngày đến 30 ngày tuổi: tôm sẽ có dấu hiệu chậm lớn, kích thước các đàn tôm không đồng đều. Đôi khi sẽ xuất hiện tình trạng vỏ mềm khó kích lột được, khả năng tiếp nhận thức ăn của tôm giảm sút, ruột trống rỗng, phân đứt đoạn, đường ruột tôm bị cong, cơ đục, nhiều đốm trắng đốm đen, chết rải rác ở ao nuôi.Kích thước tôm không đồng đều do nhiễm EHP

- Sau khi tôm đã đạt đến trọng lương từ 3g đến 4g/con (tất là size 200 con/kg), tôm sẽ kém phát triển cho đến lúc 90 ngày nuôi.

2.3. Quan sát dấu hiệu thông qua kính hiển vi

Với những dấu hiệu bằng quan sát từ mắt thường và nhận biết tôm mắc phải bệnh EHP, nhưng bà con sẽ không biết mức độ nhẹ hay nặng của tình hình bệnh diễn ra. Vì thế, cần phải tiến hành kiểm tra qua kính hiển vi để đưa ra kết luận chính xác và tìm các xử lý nguồn bệnh EHP bằng cách:

- Tôm dính phải EHP sẽ được kiểm tra qua cách soi gan và đường ruột dưới kính hiển vi với độ phóng đại lên đến 100 lần.

- Khi dùng phương pháp PCR để kiểm tra mẫu gan của tôm, có thể lấy mẫu tươi hoặc mẫu cố định trong cồn đến phòng thí nghiệm.

- Chạy PCR đối với các mẫu phân của tôm bố mẹ.

EHP được soi từ kính hiển vi

4. Hậu quả khi tôm nhiễm bệnh EHP

Hầu hết, tôm nhiễm phải loại bệnh EHP thường sẽ không phát triển đúng theo giai đoạn, vì không thể nạp được lượng thức ăn để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm.

Sức đề kháng của tôm sẽ giảm khá nhiều, không có khả năng chống lại nguồn bệnh EHP và dần dần chết với số lượng tôm rất lớn, gây hại chi phí nặng nề lên đến hàng tỷ việt nam đồng.

Một số loại bệnh nguy hiểm khác sẽ đồng nhất xuất hiện như: bệnh đốm trắng, bệnh đốm đen, bệnh đục cơ, hoại tử gan tụy cấp, bệnh đường ruột tôm. Các loại bệnh này có tỷ lệ chết tôm lên đến 100% trong thời gian ngắn khi nuôi.

​​​​​

Tôm đục cơ do EHP gây ra

4. Các vấn đề liên quan đến mức độ nhiễm bệnh EHP trên tôm

4.1. Giai đoạn EHP xuất hiện tăng cao

EHP thường xuyên xuất hiện vào các mùa vụ hè, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5, cụ thể theo nghiên cứu của Prathisha và cộng sự thực hiện thí nghiệm tại Ấn Độ. Đến cao điểm sẽ ở ngay tháng 4, tỷ lệ nhiễm EHP đạt tới 35%. Đối với nước Việt Nam ta, nhà nghiên cứu Lê Hồng Phước và cộng sự cho biết vào mùa mưa lượng mẫu tôm giống nhiễm EHP tăng lên gấp đôi đối với mùa khô.​​​​​

4.2. EHP và hội chứng phân trắng

Tôm mắc phải hội chứng phân trắng

Hiện nay có bằng chứng xác thực khi tôm nhiễm EHP là nguyên nhân dẫn gây ra bệnh phân trắng, ao nhiễm EHP có thể không bị phân trắng nhưng các ao đang xuất hiện phân trắng bao quát rộng có tỷ lệ nhiễm EHP cao. Do đó mối liên hệ giữa 2 loại bệnh này vẫn đang còn tồn tại khá nhiều đối với bà dân đang nuôi tôm.

Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng khi EHP sẽ khiến tôm nhạy cảm hơn với các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây nên như: hoại tử gan tụy cấp, hoại tử gan tụy tự hoại, khiến cho tỷ lệ tôm chết khi nhiễm EHP và gan tụy cấp cao hơn hẳn so với tôm chỉ nhiễm gan tụy cấp.

5. Phòng ngừa bệnh EHP trên tôm:

Chọn lựa tôm giống khỏe mạnh từ các nguồn uy tín và đáng tin cậy, đảm bảo tôm giống không nhiễm bệnh. (Tham khảo tôm giống JAVA).

Thực hiện kiểm tra và quan sát đàn tôm để sớm phát hiện kịp thời các nguồn bệnh lây nhiễm EHP.

Đảm bảo được môi trường nuôi tôm lành mạnh và sạch sẽ, có thể dùng Mega Vir/ Goal Vir để diệt sạch khuẩn trong ao nuôi với liều dùng 500g/2500 – 3000m3.. Hoặc có thể sử dụng trong quá trình cải tạo lại ao trước khi thả giống tôm mới và bắt đầu mùa vụ mới.

Mega Vir/Goal Vir – Diệt khuẩn trong ao nuôi

Điều chỉnh lượng thức ăn, oxy, độ pH nước và các yếu tố lý hóa khác để tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho đàn tôm có thể phát triển, khỏe mạnh và tăng suất thu hoạch lên cao.

Thường xuyên xử lý môi trường định kỳ bằng các sản phẩm như Mega Lact.

Mega Lact – Vi sinh xử lý môi trường nước

Thực hiện biện pháp sinh học an toàn giữa các ao, tránh trường hợp lây nhiễm trồng chéo ở các ao nuôi.

6. Thông tin liên hệ

Nhận biết sớm và xử lý tôm bị nhiễm EHP là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và năng suất cho đàn tôm. Những thông tin về dấu hiệu và cách phòng ngừa từ Đơn vị Bioaqua Group giúp bà con trong quá trình nuôi tôm hiệu quả, đạt được giá trị thành phẩm cao.

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn