DẤU HIỆU NHẬN BIẾT EHP TRONG NUÔI TÔM

Nuôi tôm công nghiệp là ngành được nhiều bà con lựa chọn, vì nó đem nguồn tài chính cao. Nhưng khi thực hiện nuôi có nhiều bà con gặp phải vấn đề về bệnh và chưa tìm được phương pháp điều trị, đặc biệt bệnh tôm chậm lớn do nhiễm vi bào tử trùng EHP. Khi xuất hiện loại dịch bệnh này rất khó để nhận biết dấu hiệu, phải xét nghiệm PCR mới phát hiện ra, tôm mắc phải bệnh khả năng chết sớm với số lượng lớn gây thiệt nặng nề cho người nuôi.
1. Vi bào tử trùng EHP là gì?
Vi trùng tử trùng được soi từ kính hiển vi
EHP là loại dịch bệnh nguy hiểm do ký sinh trùng nội bào gây ra, được hình thành từ nhóm ký sinh trùng Microsporidia và ngày nay người ta được gọi là nấm. EHP có tên đầy đủ Enterocytozoon Heparopenaei sp.
EHP không có khả năng di chuyển, nhưng có thể bám dính bên trong và ký sinh ở một cá thể, có hình dạng như oval với kích cỡ từ 1,1 ± 0,2 μm × 0,6 ± 0,2 μm. EHP thường lây nhiễm theo chiều ngang và chiều dọc.
Nhiều nhà nghiên cứu cho biết loại vi bào tử trùng EHP sẽ gây ra bệnh phân lỏng, phân trắng, gan tụy cấp, lỏng ruột ở tôm dẫn đến tình trạng sức khỏe không tốt, tôm chậm lớn.
2. Tôm nhiễm bệnh EHP từ đâu?
Hình vẽ mô phỏng về lây lan của vi bào tử trùng EHP
- Một số bà con khi nuôi vẫn chưa biết được nguồn bệnh từ ở đâu. Có một số nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm là chưa xử lý được nguồn nước làm cho môi trường ô nhiễm, tạo điều thuận lợi cho các sinh vật gây hại phát triển mạnh.
- Chưa vệ sinh về dụng cụ nuôi như: màng lót bạt, máy dữ trự thức ăn, máy oxy, vợt,....Khi bà con sử dụng dụng cụ chưa qua xử lý sát trùng dẫn đến dễ nhiễm bệnh EHP.
- Sử dụng thức ăn tươi sống như: giun, ấu trùng,.... Đây là động vật có nguy cơ lây lan vi bào tử trùng EHP cho các đàn tôm khỏe.
- Ngoài ra, có nhiều cách lây nhiễm bệnh EHP như sau:
+ Tôm bị lây nhiễm theo chiều ngang: EHP thải phân ra nguồn nước làm phát tán các bào tử, lây đến những đàn tôm khỏe mạnh, hoặc do tập tính ăn thịt đồng loại của nhau, nhiễm từ nguồn thức ăn tươi sống bên ngoài.
+ Tôm bị lây nhiễm theo chiều dọc: tôm bố mẹ nhiễm EHP sẽ lây qua tôm ấu trùng hoặc lây nhiễm giữa cá thể này sang cá thể khác.
3. Những dấu hiệu khi tôm nhiễm bệnh EHP
Bà con cần lưu ý các dấu hiệu và sớm phát hiện kịp thời để ngăn ngừa, điều trị:
- Trong quá trình nuôi bà con sẽ không nhận biết được khi tôm nhiễm dịch bệnh EHP, vì không xuất hiện quá nhiều triệu chứng. Đối với tháng nuôi thứ nhất tôm phát triển với tốc độ sinh trưởng rất tốt nhưng đến tháng 2 của giai đoạn, bà con sẽ bắt đầu thấy rõ hơn là tôm kém phát triển lại.
- Tôm vẫn sẽ đạt lên tới 3-4g/con, sau khi đến trọng lượng này tốc độ phát triển của tôm có khả năng chậm dần.
- Cơ thể tôm sẽ có một vài hoặc tất cả bộ phận chuyển sang màu trắng đục, kích thước bị so le.
- Giai đoạn đầu khi nhiễm bệnh tôm sẽ có biểu hiện như bơi lờ đờ, trôi nổi trên bề mặt nước, có tình trạng biếng ăn, vỏ mềm đi, ruột rỗng và xoắn lại như hình dạng lò xo, có dấu hiệu chết dần.
- Tôm sẽ dễ nhiễm các bệnh cơ hội từ đó cho thấy gan bị sưng to, suy gan. Ngoài ra, tôm còn mắc phải bệnh phân lỏng, phân trắng,... khiến cho sức khỏe của tôm trở nên yếu đi.
4. Cách giải quyết và ngăn ngừa EHP trên tôm
4.1. Cách giải quyết EHP
- Đối với sản xuất ương giống tôm: Kiểm tra xét nghiệm tôm giống, nếu có kết quả đã nhiễm EHP phải nhanh chóng xử lý các vi bào tử trùng EHP, tránh việc lây nhiễm cho những đàn tôm đang còn khỏe mạnh.
- Đối với cơ sở nuôi tôm thương phẩm: Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoặc sản phẩm thuốc diệt vi bào tử trùng.
- Vì EHP chưa có thuốc để điều trị, do vậy hộ nuôi cần lưu ý và phòng ngừa đảm bảo cho sức khỏe, tăng sức đề kháng cho tôm ngay từ giai đoạn tôm nhỏ, kết hợp biện pháp an toàn sinh học đảm bảo tránh lây nhiễm giữa các ao. Để tránh gây thiệt hại cho mùa vụ của bà con, nay Bioaqua Group đã nghiên cứu về quy trình nuôi và phòng các loại bệnh chuẩn, các sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp 100% từ Ấn Độ, tập trung vào các sinh vật, nguồn lây EHP để tiêu diệt các nguy cơ lây nhiễm ngay từ đầu.
4.2. Quy trình ngăn ngừa EHP cho tôm
- Bổ sung tỏi vào thức ăn của tôm với tỷ lệ 30-40g/1kg thức ăn. Vì tỏi có khả năng tăng sức đề kháng, kìm hãm sự phát triển lây lan các vi bào tử trùng EHP.
- Làm sạch nguồn nước giúp môi trường sinh sống của tôm được an toàn hoặc dùng sản phẩm Mega Vir/ Goal Vir để cải tạo ao nuôi và tiêu diệt các sinh vật ở trong nguồn nước.
Mega Vir – cải tạo ao nuôi và tiêu diệt sinh vật có hại
(Mega Vir/ Goal Vir là sản phẩm siêu diệt khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus, bào tử EHP trong nước làm cho môi trường ao nuôi trở nên sạch sẽ hơn sau khi sử dụng. Bà con có thể dùng để ngâm rửa hoặc sát trùng dụng cụ vật nuôi trong vòng 2-3 giờ. Sản phẩm có xuất xứ 100% từ Ấn Độ được Đơn vị Bioaqua Group trực tiếp nhập khẩu, chỉ duy tại Việt Nam).
- Bà con bắt đầu nuôi tôm cần phải chọn lọc kỹ giống tôm. Giống tôm rất quan trọng, vì khi giống nuôi có vấn đề về bệnh dẫn đến những đàn tôm khỏe còn lại bị lây nhiễm.
- Đảm bảo nguồn thức ăn sạch sẽ, bà con không nên sử dụng thức ăn tươi sống có chứa các sinh gây hại trong quá trình ương nuôi.
- Bổ sung các loại khoáng, Vitamin C, kháng sinh thoả dược Mega WHITE để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
- Dùng các loại sản phẩm để ngăn ngừa bệnh nhiễm, nhưng hiện nay trên thị trường có xuất hiện nhiều sản phẩm không đảm bảo chất lượng khiến nhiều bà con bỏ ra chi phí lớn nhưng lại không đạt hiệu quả. Nay BIOAQUA GROUP xin giới thiệu sản phẩm thảo dược Mega Kill giúp loại bỏ ký sinh trùng trong gan, ruột. Đồng thời, còn phòng chống bệnh vi bào tử trùng, các loại nấm có độc gây hại cho tôm.
Mega Kill – Thảo dược xổ ký sinh trùng
(Mega Kill là sản phẩm được xuất xứ 100% tại Ấn Độ được Đơn vị Bioaqua Group trực tiếp nhập khẩu, chỉ có tại duy nhất ở Việt Nam).
5. Thông tin liên hệ
Để giúp bà con có một vụ mùa đầy thuận lợi và thành công hơn. Bà con hãy liên hệ đến công ty chúng tôi để được tư vấn sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật về tôm.
Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA
- MST: 0312913693
- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: (+028) 3765 7863
- Hotline: 0934 014 646
- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP
- Youtube: bioaquagroup
- Tiktok: BIOAQUA_GROUP
- Website: bioaquagroup.com
Tin liên quan

Nuôi tôm trong mùa mưa bão: 8 vấn đề thường gặp và cách giải quyết
