NHỮNG YẾU TỐ GÂY RA BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP Ở TÔM

NHỮNG YẾU TỐ GÂY RA BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP Ở TÔM

Bệnh gan tụy cấp là thường xuyên xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Đối với giai đoạn mới bắt đầu ương gièo, tôm nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh gan tụy cấp vì lúc này tôm chưa có nhiều sức đề kháng và khả năng phòng vệ khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, tỷ lệ chết tôm khi nhiễm bệnh chiếm rất cao so với các bệnh khác ở tôm.

1. Sự xuất hiện của bệnh hoại tử gan tụy cấp:

Dấu hiệu tôm bị gan tụy cấp

- Bệnh gan tụy ở tôm còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS), được ghi nhận lần đầu tiên tại quốc gia Trung Quốc vào năm 2009. Được du nhập vào Việt Nam năm 2010, được mọi người dùng tên gọi ngắn gọn EMS.

- EMS xuất hiện gây ra nhiều biến cố cho người dân nuôi tôm ở Việt Nam, Malaysia và Thái Lan. Căn bệnh này đã tàn phá rất nhiều mùa vụ dẫn đến tổng thiệt hại nặng nề lên đến hàng tỷ đồng cho việc nuôi tôm.

- Sau những năm nghiên cứu từ các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân dẫn đến nguồn bệnh EMS là một loại vi khuẩn có tên Vibrio paraheamolyticus gây ra. Được biết gan là cơ quan có vai trò to lớn thứ 2 trong việc giúp cho tôm phát triển tốt. Cơ cấu của gan có rất nhiều dây thần kinh và hệ mạch phức tạp. Ngoài ra, còn được xem là bộ máy xử lý các chất độc tồn đọng trong cơ thể tôm.

- Nếu bộ phận gan tôm có vấn đề và không kịp thời phòng ngừa và chữa trị không đúng dẫn đến tình trạng sức khỏe tôm yếu rất nhanh rồi dần dần chết đi.

2. Yếu tố gây bệnh hoại tử gan tụy cấp

Sơ đồ tôm mắc bệnh EMS

- Nguyên nhân chính gây bệnh EMS là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Đây là loại vi khuẩn có chiết xuất các độc tố gây hại làm rối loạn chức năng gan của tôm có thể dẫn đến hoại tử mô gan tuy cấp tôm. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khiến mầm bệnh ngày phát triển hơn:

+ Mật độ thả quá dày, độ muối chưa được xử lý ở mức độ phù hợp, độ pH chiếm tỷ lệ cao, kỹ thuật chuẩn bị ao chưa được thực hiện tốt. Đây là yếu tố khiến các vi khuẩn còn tồn đọng trong ao nước, tạo môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn ngày phát triển với mức độ cao không thể quản lý khi chúng phát sinh ra mầm bệnh.

+ Ao nuôi có sử dụng nhiều phân bón như: Ure, đường mía để tạo ra màu nước xanh đã kích thích được sự tăng trưởng độc lực của Vibrio.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm

- Nếu quan sát từ bên ngoài vỏ tôm bị mềm, sẽ thấy được gan tôm sưng to và biến đổi màu, đôi lúc sẽ thấy gan bị teo lại.

Tôm bị mềm vỏ

- Tôm lười ăn hoặc bỏ ăn do vi khuẩn xúc tác vào nên gây tình trạng như này.

- Các tế bào trung tâm ở gan tụy có cấu trúc biến đổi và gây rối loạn các năng ở gan tôm.

- Tế bào tổ chức có nhân lớn bất thường và đôi khi xảy ra hiện tường bong tróc tế bào mô ống lượn và bị viêm nhẹ. Ở giai đoạn cuối của sẽ tập trung vào tế bào màu ở giữ ống gan tụy và nhiễm khuẩn thứ cấp.

- Tôm sẽ có biểu hiện khi bắt đầu bệnh bơi chậm, lời đờ, phát hiện tôm rớt đáy ao.

Tôm bơi chậm, lờ đờ

- Đường ruột rỗng, chứa ít thức ăn hoặc đứt đoạn.

4. Cần phòng tránh bệnh gan tụy cấp an toàn cho tôm

- Trước khi thả giống tôm cần phải phải chọn lựa những nguồn giống không bị nhiễm khuẩn Vibrio parahaemolyticus. (Tham khảo trại tôm giống JAVA).

- Thực hiện cải tạo lại ao nuôi trước khi thả giống mới, để loại các tạp chất, diệt khuẩn bằng Mega Vir/ Goal Vir với liều dùng 500g/ 3000m3 – 4000m3.

- Trong suốt quá trình nuôi phải giữ đáy ao sạch, lắp các thiết bị hỗ trợ oxy đảm bảo tôm có đủ lượng oxy hô hấp.

- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số trong nuôi như: độ pH, độ kiềm, khoáng chất, mật độ vi khuẩn Vibrio,… đang ở mức độ vừa đủ để đảm bảo cho tôm giống trong quá trình thực hiện mùa vụ.

- Luôn kiểm soát khuẩn ở đường ruột tôm định kỳ, tăng sức đề kháng cho tôm bằng Mega Gut/ Best Gut với liều dùng là 10ml/1 kg thức ăn dành cho tôm nhỏ từ 35 ngày tuổi trở lại. Đối với tôm lớn hơn 35 ngày tuổi sẽ dùng 5ml/ 1 kg thức ăn, bà con có thể thường xuyên sử dụng để phòng ngừa các bệnh về đường ruột của tôm do các vi vật khác có mầm bệnh gây ra.

5. Phác đồ điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm

 

Bước 1: Diệt khuẩn Vibrio ở môi trường sinh sống

Tiêu diệt các Vibrio từ môi trường ao nuôi tránh các vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho tôm. Bà con dùng MEGA VIR/ GOAL VIR.

Liều dùng: 500g/ 2000 – 3000m3.

Bước 2: Trộn acid hữu cơ vào thức ăn để cân bằng môi trường bên trong

Thông qua thức ăn, mang, vỏ, vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể tôm, nên cần phải tiêu diệt Vibrio từ bên ngoài và bên trong.

 

Môi trường có độ pH cao khiến Vibrio ưa thích và sản sinh nhiều độc tố gây hại. Để ức chế được chúng bà con dùng WHITE GUT.

Liều dùng: 5-7ml/ 1 kg thức ăn, cho ăn ngày một cử sáng, sử dụng 2-3 ngày liên tục.

Bước 3: Loại bỏ Vibrio từ bên trong

Sử dụng kháng sinh thảo dược để MEGA WHITE/ BEST WHITE để loại bỏ Vibrio trong gan tụy và đường ruột.

 

Sản phẩm được xuất xứ từ Ấn Độ chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, không gây kháng thuốc

Liều dùng: trộn 10g/ 1 kg thức ăn, sử dụng 3-4 ngày liên tục.

Bước 4: Tái tạo, phục hồi tế bào gan, bổ gan

Sử dụng HERBA GOLD giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh về gan, sau khi diệt khuẩn 24-48 giờ.

 

Dùng định kỳ: 3-5ml/ 1 kg thức ăn.

 

Điều trị: 10-20ml/ 1 kg thức ăn, dùng 2 lần liên tục trong 3-5 ngày, hoặc tạt 1L/1000m3, vào lúc sáng hoặc chiều từ 3 ngày liên tục, sau khi tạt 1 lần sẽ thấy gan được thu lại, màu đậm trở lại.

 

Combo điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm

 

6. Thông tin liên hệ

Để phòng ngừa và điều trị các bệnh gan ở tôm, đem lại một mùa vụ nhiều lợi nhuận. Bà con liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm và kỹ thuật nuôi tôm.

Công ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

-  Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn