NGUYÊN NHÂN KHIẾN FCR TĂNG CAO VÀ GIẢI PHÁP GIẢM FCR TRONG NUÔI TÔM

NGUYÊN NHÂN KHIẾN FCR TĂNG CAO VÀ GIẢI PHÁP GIẢM FCR TRONG NUÔI TÔM

Tại sao quản lý FCR lại quan trọng trong nuôi tôm? 

Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed Conversion Ratio) là một chỉ số quan trọng trong nuôi tôm. FCR chỉ tỷ lệ tổng lượng thức ăn và tổng lượng tôm thu hoạch được. FCR càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng lớn.

Thức ăn chiếm chi phí lớn hơn 50% trong nuôi tôm, FCR là căn cứ để tính toán lượng thức ăn cho tôm từ đó tính toán chi phí và lợi nhuận có thể đạt được. Thức ăn cần được cung cấp đủ lượng, đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của tôm mà không làm dư thừa, hạn chế được sự ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Với từng loài nuôi sẽ có hệ số FCR khác nhau, tôm thẻ chân trắng khoảng 1.1 -1.3, trong khi tôm sú được chấp nhận ở mức 1.6.

Nhưng FCR bằng 1 không có ý nghĩa dùng 1 kg thức ăn sẽ đổi được 1kg thương phẩm. Theo tiến sĩ Claude E. Boyd, Đại học Auburn (2021), trong thức ăn có độ ẩm 8-10%, cơ thể tôm khoảng 73-77% độ ẩm. Như vậy, khi chỉ số FCR thực tế là 1, nghĩa là dùng khoảng 0.91 kg vật chất thô của thức ăn để đổi lấy khoảng 0.25kg vật chất khô của tôm nuôi. FCR tính theo vật chất khô là 3.64 > 1, hay với mỗi kg vật chất thô được thu hoạch thì lượng chất thải được giải phóng khoảng 2.64 kg.

FCR tính theo vật chất khô là tính toán FCR có sự quan tâm đến chất lượng nước. Đu vào thức ăn chủ yếu được tiêu thụ và hấp thụ trong ruột. Nhưng, một phần của chất khô, thường là khoảng 2-5% cho thức ăn cá và 10-15% cho thức ăn tôm, không được ăn, bên cạnh đó khoảng 10% những gì được ăn được bài tiết dưới dạng phân. Một phần của các chất dinh dưỡng được hấp thụ trên ruột bị oxy hóa bởi các loài nuôi trồng thủy sản để lấy năng lượng, một phần liên tục bị dị hóa và thay thế bằng các chất dinh dưỡng được hấp thụ mới, và phần còn lại của các chất dinh dưỡng được thu hoạch trong sinh khối cá hoặc tôm.

FCR quản lý cao thì FCR vật chất khô cao, dẫn đến chi phí thức ăn tăng cao, lượng oxy tiêu tốn để phân hủy các chất thải và thức ăn càng nhiều và mất nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn như nito va photpho vào hệ thống nuôi trên mỗi đơn vị thức ăn được sử dụng, được minh họa như ảnh 1.

nguyen-nhan-khien-fcr-tang-cao-va-giai-phap-giam-fcr-trong-nuoi-tom

Do đó, giảm FCR sẽ giảm lượng chất thải đưa vào hệ thống ao nuôi,  tối ưu hóa chi phí cho cả thức ăn, chi phí xử lý môi trường.

 

5 Nguyên nhân phổ biến làm FCR tăng cao

Theo Chalor Limsuwan trong bài báo nghiên cứu “How to prevent high feed conversion ratio in Shrimp Farming” (Cách phòng ngừa hệ số chuyển hóa thức ăn cao trong nuôi tôm) có 5 nguyên nhân thường gặp khiến FCR liên tục tăng cao, đó là:

Nhiệt độ nước cao bất thường

Thông thường nuôi tôm thẻ chân trắng tốt nhất trong nhiệt độ nước từ 28-30 độ C, nhưng vào thời điểm thời tiết nắng nóng, hay với những khu vực ao được che bạt nilon, nhiệt độ có thể tăng cao trên 33 độ C. Tôm sẽ ăn nhiều hơn bình thường ở nhiệt độ cao, từ đó làm tăng chỉ số FCR. Chi tiết xem thêm: ảnh hưởng của nhiệt độ tới tôm

Cho ăn quá mức nhu cầu

Đây là nguyên nhân thường gặp khi người nuôi xác định tổng lượng thức ăn dựa trên lượng thức ăn còn lại trên khay, thay vào đó nên đặt lượng thức ăn tối đa dựa trên mật độ tôm.  Người nuôi nên theo dõi để nắm được số lượng tôm thả và tỷ lệ sống được bao nhiêu để tính toán lượng thức ăn thực tế cần cung cấp. Ví dụ, thả 1 triệu post và sau 65 ngày chúng nặng trung bình 12g/ con với tỷ lệ sống 80%, nên ăn với 3% trọng lượng cơ thể, thì lượng thức ăn thích hợp có thể được tính như sau:

nguyen-nhan-khien-fcr-tang-cao-va-giai-phap-giam-fcr-trong-nuoi-tom

Total shrimp weight: tổng trọng lượng tôm

Total feed: tổng trọng lượng thức ăn

Bên cạnh đó cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe tôm để có cách điều chỉnh cho phù hợp. Chất lượng thức ăn cũng là yếu tố cần lưu tâm vì làm tôm chậm lớn, phân đàn khiến FCR tăng cao.

Cho ăn nhiều với thời gian gần nhau

Tôm thẻ chân trắng được cho ăn phổ biến khoảng 3-5 lần/ ngày,  mỗi lần cách nhau khoảng 4-5 tiếng. Ở một số trang trại nuôi do không thuận tiện khi cho ăn sau 17:00, nên, tôm được cho ăn 4 lần trong 9 giờ làm việc như vào lúc 8:00; 11:00; 14:00; 17:00, cách nhau 3 tiếng. Trong trường hợp này có thể sẽ tăng lượng thức ăn dư thừa.

Dòng nước từ máy sục khí nhanh

Do đặt hệ thống sục khí không phù hợp, nếu tất cả máy sục khí hoạt động trong thời gian cho ăn sẽ gom thức ăn về giữa ao. Càng về sau, lượng lớn chất thải hữu cơ, bùn đáy ao tích tụ trộn lẫn vào thức ăn, tôm không ăn được gây lãng phí. Cách phòng ngừa là tắt một số thiết bị khi cho ăn, nhưng không được tắt hết tất cả, đặc biệt khi tôm lớn.

Không sục khí đầy đủ

Lượng oxy hòa tan không được cung cấp đủ, nhất là khu vực đáy càng về cuối vụ, ao ngày càng ô nhiễm, oxy đáy giảm xuống mức 4mgL, tôm chán ăn, chậm lớn và yếu dần đi. Khi đó, vi khuẩn kị khí đảm nhận chính quá trình phân hủy chất hữu cơ, nghĩa là quá trình sẽ diễn ra chậm hơn và tạo ra các sản phẩm là khí có hại cho tôm như amoniac, nitrit và hydro sunfua (Hargreaves, 1988). Cách hạn chế là thả tôm với mật độ thích hợp và chú ý cung cấp đủ oxy, giữ nền đáy ao sạch, chất lượng nước được kiểm soát trong suốt thời gian nuôi.

Bên cạnh đó, mô hình nuôi lỗi thời, nuôi trái vụ cũng làm FCR tăng cao nhanh do tôm chậm lớn hơn bình thường nhiều.

 

Làm thế nào để giảm FCR?

1. Cải tạo ao kỹ và chọn giống

Diệt tạp kỹ, loại bỏ các loài không mong muốn như cá tạp, cua, còng, tép trong ao nuôi để giảm FCR từ lượng thức ăn mà các loài này tiêu thụ.

Chọn giống từ các cơ sở uy tín, vì yếu tố giống quyết định đến sự thành công của vụ nuôi, tuyệt đối không vì giá rẻ mà chọn các con giống trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng.

2. Quản lý chất lượng nước ao nuôi

Chất lượng nước ao nuôi ảnh hưởng đến sự thèm ăn của tôm, khi quá trình tôm ăn nhanh và hấp thu nhiều hơn sẽ giảm lượng thức ăn dư thừa đáng kể

Lượng oxy hòa tan có liên quan trực tiếp tới khả năng thèm ăn của tôm do đó, phải thiết kế hệ thống xử lý chất thải, xiphong để giảm tiêu hao oxy của chất thải nơi đáy ao.

3. Không cho tôm ăn quá muộn

Vào ban đêm, lượng oxy hòa tan xuống thấp, nếu dưới 3mgL thì FCR phải lớn hơn ít nhất một lần so với nơi có lượng oxy hòa tan 6 mgL.

4. Quản lý thức ăn

Kết quả nghiên cứu của Carter Ullman 2018 đã cho thấy rằng số lượng thức ăn cho ăn hàng ngày có thể được tăng lên mà không ảnh hưởng đáng kể chất lượng nước hoặc FCR bằng cách tăng số lần cho ăn thức ăn từ 2 lên 6. Chia nhỏ bữa ăn hoặc lắp đặt máy cho ăn tự động và điều chỉnh theo tình hình thực tế ao:

nguyen-nhan-khien-fcr-tang-cao-va-giai-phap-giam-fcr-trong-nuoi-tom

(Ảnh tham khảo điều chỉnh lượng thức ăn khi xảy ra biến động)

 

5. Sử dụng thức ăn phù hợp với mô hình nuôi

Tùy thuộc vào hệ thống, mô hình nuôi 2-3 giai đoạn hay nuôi theo hệ thống biofloc… mà sử dụng loại thức ăn khác nhau với các thành phần dinh dưỡng như hàm lượng protein, lipid, chất xơ, độ ẩm… khác nhau. 6. Duy trì đường ruột trong quá trình nuôi.

Là cơ quan chính để tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, sức khỏe đường ruột tác động trực tiếp đến khả năng tiêu thị thức ăn. Bổ sung vào đường ruột tôm các chủng vi sinh có lợi, chiết xuất nấm men, vitamin,.. để bảo vệ hệ miễn dịch đường ruột, nâng cao khả năng tiêu hóa và hấp thu. Những nghiên cứu trước đây cho thấy bổ sung nucleotide từ 30-50g/kg men sẽ giúp kích thích tăng trưởng, khả năng miễn dịch và tăng độ dày thành ruột của tôm thẻ chân trắng...

 

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Bioaqua Group - Giải pháp nuôi tôm thành công

Viết bình luận của bạn