LƯU Ý KHI NUÔI TÔM MÙA LẠNH - ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI HIỆU QUẢ THỨC ĂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM

LƯU Ý KHI NUÔI TÔM MÙA LẠNH - ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI HIỆU QUẢ THỨC ĂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM

Hiện nay khu vực miền Trung nước ta đang phải đón những trận rét kéo dài, để chủ động cho phòng tránh chống rét và dịch bệnh cho thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng, nhiều tỉnh đã có các chỉ đạo, khuyến cáo người dân các biện pháp thực hiện chống rét cho thủy sản. Hãy cùng Bioaqua Group tìm hiểu nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tôm nuôi, từ đó có những giải pháp chống rét để nuôi tôm trong mùa lạnh hiện nay.

Ảnh hưởng nhiệt độ tới tôm

Nhiệt độ thích hợp để tôm thẻ chân trắng sinh trưởng là 23-30°C, tốt nhất là 28-30°C, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển ở tôm. Khi nhiệt độ thấp hơn 15°C hoặc cao hơn 33°C trong thời gian dài sẽ khiến tôm stress, giảm hoạt động, nằm đáy, có thể chết tôm.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới tôm

Một nghiên cứu xem xét ảnh hưởng nhiệt độ đến sinh trường, tỷ lệ cho ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) đã được thực hiện trên tôm thẻ chân trắng bởi James Wyban et al. (1995). Với các thí nghiệm ở 3 mức nhiệt độ không đổi là 23; 27 và 30°C và kiểm soát nhiệt độ môi trường là 26,2°C. Ba mẫu tôm thả với mỗi thí nghiệm là 3,9 ; 10,8 và 16,0 gram. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ cho ăn của tôm tăng khi nhiệt độ tăng. FCR của tôm nhỏ không thấy có sự khác biệt giữa ở 3 mức nhiệt độ thí nghiệm, nhưng FCR của tôm cỡ vừa và lớn thay đổi theo nhiệt độ. FCR chủ yếu liên quan tới kích thước tôm, tôm càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng chậm. Đối với tôm < 5gram nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng là 30°C trong khi tôm lớn là khoảng 27°C.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Chalor Limsuwan et al. (2012) tại Đại học Kasetsart Thái Lan. Trong phòng thí nghiệm, những con tôm ruột rỗng có trọng lượng trung bình là 12 gram được dùng để đánh giá quá trình thức ăn đi qua ruột ở các nhiệt độ thí nghiệm là 24; 26; 28; 30; 32 và 34°C

Các thời điểm quan sát:

  • Lần đầu thấy thức ăn trong ruột
  • Khi ruột đầy ½
  • Khi ruột đầy, trước khi phân được bài tiết
  • Bắt đầu bài tiết phân
  • Bắt đầu ruột rỗng
  • Ruột rỗng hoàn toàn

Mức cho ăn là 3% trọng lượng cơ thể mỗi ngày với 3 bữa ăn/ ngày, thức ăn thừa, chất thải sẽ được hút trước mỗi lần cho ăn.

Kết quả thí nghiệm nghiên cứu

Ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau, lúc đầu chỉ cần 5 phút để thấy thức ăn quan sát được trong ruột lần đầu, nhưng sau đó mất tới 20-30 phút để thấy ruột đầy một nửa ở nhiệt độ 24°C và khoảng 10 phút ở nhiệt độ 34°C. Sự khác biệt ngày càng lớn khi phải mất từ 90-105 phút ở nhiệt độ 24°C để thấy ruột tôm đầy, nhưng chỉ 20-30 phút ở nhiệt độ 34°C.

Chi tiết như bảng sau:

luu-y-khi-nuoi-tom-mua-lanh-anh-huong-cua-nhiet-do-toi-hieu-qua-thuc-an-va-toc-do-tang-truong-cua-tom

 

Để đánh giá mức tiêu thụ thức ăn, ông cũng thực hiện thực nghiệm tại trang trại Golden Sun ở Trung Quốc, vào mùa thu 2010. Ao thử nghiệm rộng 0,25 ha, mật độ 150 con/m3. Đánh giá thực hiện từ lúc trọng lượng tôm trung bình 6gram, mức cho ăn 3.5% trọng lượng cơ thể  tới lúc tôm 14 gram, mức cho ăn bằng 2,5% trọng lượng cơ thể. Các phạm vi nhiệt độ nghiên cứu là 26-28°C; 29-31°C; 32-34°C. Kết quả cho bảng như sau:

luu-y-khi-nuoi-tom-mua-lanh-anh-huong-cua-nhiet-do-toi-hieu-qua-thuc-an-va-toc-do-tang-truong-cua-tom

 

Ảnh hưởng của nhiệt độ cao tới tôm nuôi

Khi nhiệt độ tăng cao, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn, do đó để đủ cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ thể, tôm phải tăng cường hô hấp,  hấp thu dinh dưỡng nên ăn nhiều hơn, quá trình tiêu hóa nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, việc ăn nhiều nếu lượng men tiêu hóa không đủ sẽ dẫn đến việc hấp thu dưỡng khó, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm.

Việc ăn nhiều dẫn đến lượng chất thải ra môi trường nhiều, làm ô nhiễm nước ao nuôi, sinh ra khí độc như nitrit, vi khuẩn vibrio và các mầm bệnh khác, bên cạnh đó hoạt động sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ tiêu thụ nhiều oxy ở tầng đáy ao.

Nhiệt độ cao cũng tạo điều kiện cho các sinh vật phù du phát triển, do chúng có nhiều chất dinh dưỡng để hấp thu tích tụ ở đáy ao.

Nhiệt độ quá cao lớn hơn 32°C gây sốc cho tôm, giảm sức đề kháng, khả năng chống chịu với các vi khuẩn, virus, mầm bệnh tấn công.

Khi trời nắng nóng, nhấc vó sàn lên kiểm tra tôm, kéo lưới thu tỉa, bật tắt quạt nước… khiến tôm giật mình, tôm búng nhảy mạnh và tiếp xúc nhiệt độ nóng ngoài không khí dẫn đến tình trạng cong thân, đuối uốn cong đến phần giáp đầu ngực, mô chạy dọc theo cơ thể chuyển sang màu trắng đục.

luu-y-khi-nuoi-tom-mua-lanh-anh-huong-cua-nhiet-do-toi-hieu-qua-thuc-an-va-toc-do-tang-truong-cua-tom

Nhiệt độ cao khiến tôm bị sốc đục cơ

 

Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp tới sức khỏe của tôm

Khi nhiệt độ thấp, thời điểm trời mưa gió, bão, rét làm hoạt động của tôm giảm, quá trình sinh lý hóa trong cơ thể giảm dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thức ăn ít hơn, thời gian lột xác kéo dài, làm chậm quá trình tôm sinh trưởng.

Nhiệt độ xuống quá thấp, tôm bỏ ăn và chết, tôm sẽ có xu hướng di chuyển xuống sâu dưới đáy ao dễ nhiễm khí độc.

Mùa lạnh cũng là mùa thích hợp cho các bệnh về virut phát triển dễ tấn công vào hệ miễn dịch cảu tôm nuôi.

luu-y-khi-nuoi-tom-mua-lanh-anh-huong-cua-nhiet-do-toi-hieu-qua-thuc-an-va-toc-do-tang-truong-cua-tom

Nhiệt độ thấp khiến tôm ăn ít hơn

 

Một số lưu ý khi nuôi tôm trong mùa lạnh

Cải tạo và chuẩn bị ao

Khi chuẩn bị ao cho vụ mới, đối với ao bạt cần phơi đáy ao lâu hơn bình thường 2-3 ngày do nhiệt độ xuống thấp, ao lâu khô hơn. Đối với ao đất phải chú trọng diệt tạp khuẩn kỹ vì các loài giáp xác cua, ốc đào hàng sâu, phơi đáy ao lâu hơn. Nước cấp phải được xử lý tốt trước vào thời điểm nhiệt độ không dưới 20 độ, ít nhất là 4-6 ngày trước khi đưa vào ao nuôi, những ngày trời rét, có gió mùa không nên cấp nước mới.
 

Thả giống

Thả giống vào lúc trời nắng ấm trên 25 độ.

Chọn nơi khuất gió, rào chắn để tránh tiếp xúc với không khí lạnh. Duy trì mực nước cao 1,5 - 2,0 m để ổn định nhiệt độ nước nuôi.

Sau khi thả vẫn tiếp tục duy trì quạt khí để đảo nước, kiểm tra nhiệt độ giữ bề mặt nước và đáy vào các thời điểm buổi sáng sớm và chiều tối trong ngày.

luu-y-khi-nuoi-tom-mua-lanh-anh-huong-cua-nhiet-do-toi-hieu-qua-thuc-an-va-toc-do-tang-truong-cua-tom
 

Quản lý ao nuôi

 

Cho ăn và quản lý sức khỏe tôm

Nhiệt độ giảm cần giảm lượng thức ăn, cung cấp đủ duy trì hoạt động của tôm, tránh gây dư thừa tăng thêm ô nhiễm.

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cho tôm như men tiêu hóa, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Tôm có xu hướng di chuyển xuống phía dưới đáy nên cần tăng cường sục khí, đảm bảo lượng oxy hòa tan đủ cho các tầng nước, chống stress cho tôm.

 

Kiểm soát chất lượng nước

luu-y-khi-nuoi-tom-mua-lanh-anh-huong-cua-nhiet-do-toi-hieu-qua-thuc-an-va-toc-do-tang-truong-cua-tom

Sử dụng vi sinh để kiểm soát chất lượng nước ao nuôi

Nắng ít cản trở sự phát triển của tảo, làm khó gây màu nước, ảnh hưởng nguồn thức ăn tự nhiên của tôm. Do đó bà con sử dụng vi sinh để gây màu nước và ổn định màu nước cho ao tôm tạo nguồn thức ăn tự nhiên bằng sản phẩm UFO/ Mega Lact  kết hợp Super Moult 1 kg/ 2000m3 đánh trước 3 ngày thả tôm và duy trì lượng 1/3 để đảm bảo chất lượng nước trong ao.

luu-y-khi-nuoi-tom-mua-lanh-anh-huong-cua-nhiet-do-toi-hieu-qua-thuc-an-va-toc-do-tang-truong-cua-tom

Bổ sung khoáng chống sốc và tăng cường sức khỏe cho tôm

Để được tư vấn về kỹ thuật nuôi tôm và cách sử dụng các giải pháp nuôi tôm thành công, vui lòng liên hệ: 

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn