PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆN TƯỢNG ĐÓNG RONG, NHỚT Ở TÔM NUÔI

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆN TƯỢNG ĐÓNG RONG, NHỚT Ở TÔM NUÔI

Bệnh đóng rong xuất hiện ở mọi giai đoạn phát triển của tôm, xuất hiện ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Khi bị bệnh tôm bị stress dẫn đến khó lột vỏ, nếu để đến giai đoạn nặng, vỏ tôm bị phá hủy, các vi khuẩn, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào cơ thể làm tôm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm, chết hàng loạt. Vì vậy, hôm nay bà con hãy cùng BIOAQUA tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách phòng trị hiệu quả nhất dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh đóng rong ở tôm

Phong va dieu tri hien tuong dong rong nhot o tom

Tôm bị đóng rong nhớt

Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết khi quan sát bên ngoài tôm:

- Tôm nhiễm bệnh nhẹ: quan sát bên ngoài thấy mang tôm đổi màu, khi rửa qua nước sạch có thể dễ dàng lấy chất dơ ra.

- Tôm nhiễm bệnh nặng: bắt tôm lên kiểm tra thấy vỏ tôm có lớp dịch nhầy, trơn do tảo, nấm bám trên vỏ tôm, phần nhớt này có màu xanh rêu, đen hoặc xám. Mang tôm lúc này đã chuyển sang màu đen, kiểm tra soi kính hiển vi có hiện tượng hoại tử, các vết thương ăn cụt mang.

- Thân tôm đóng rong thường có màu xanh, xanh đen giống bùn, nhiều nhất ở vùng mang, đầu ngực, toàn thân hay phụ bộ.

- Quan sát cách tôm hoạt động khi bị bệnh, tôm suy yếu bơi lừ đừ tấp mé, tôm sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn, ở giai đoạn nặng hơn nữa tôm sẽ bắt đầu chết.

- Soi dưới kính hiển vi: kiểm tra ký sinh trùng dưới kính phát hiện thấy Vorticella sp. và Epistylis sp. và nhiều nấm. Khi xét nghiệm PCR trên tôm bị đóng rong, thì tôm cũng bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng với cường độ nặng, do vỏ, mang tôm bị hoại tử, các vi khuẩn dễ dàng đi vào trong cơ thể gây bệnh.

phong-va-dieu-tri-hien-tuong-dong-rong-nhot-o-tom-nuoi

Zoothamnium : Tế bào hình chuông lộn ngược, phía trước thường rộng hình đĩa

2. Nguyên nhân tôm bị đóng rong

- Tác nhân là do các loại vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo bám, vi nấm,… chúng bám vào tôm gây ra hiện tượng đóng rong.

- Không xử lý nước triệt để, không thay nước thường xuyên trong quá trình nuôi, các chất hữu cơ dư thừa nhiều,... tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh vượt quá mức kiểm soát thì rất dễ xảy ra hiện tượng đóng rong ở tôm.

- Khi độ mặn quá cao làm cho tôm bị cứng vỏ kéo dài thời gian lột xác, dễ khiến tôm bị đóng rong.

- Những con tôm yếu, sức đề kháng kém, nhiễm các tác nhân như bệnh còi, EHP thường gặp khó khăn khi lột xác, lột chậm, lúc này các loại vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nguyên sinh,... cũng nhân cơ hội bám vào bề mặt vỏ tôm từ đó tôm bị đóng rong.

3. Phòng bệnh đóng rong trên tôm

- Thường xuyên chài tôm kiểm tra mặt cảm quan bên ngoài của vỏ tôm xem có những biểu hiện của đóng rong, nhớt không.

- Diệt khuẩn trong nước ao khi kiểm tra khuẩn có hại tăng lớn hơn 1000 CFU/ ml nước, tăng cường chạy quạt nước và đưa vi sinh tốt như Mega Lact/ UFO xuống ao tạo môi trường sạch và có lợi.

Liều dùng: 227g/3000-5000m3.

- Thường xuyên bổ sung khoáng, betaglucan, vitamin C trong thức ăn và kiểm tra các thời gian tôm lột để bổ sung khoáng kịp thời, giúp tôm lột vỏ, nhanh cứng vỏ, giảm stress cho tôm như Super Moult/ Mega Cal/ Shell Max.

phong-va-dieu-tri-hien-tuong-dong-rong-nhot-o-tom-nuoi

Mega Cal - Khoáng nước đậm đặc

- Kiểm tra thường xuyên các chỉ số môi trường ao nuôi, duy trì kiềm trong ao ở ngưỡng thích hợp, tỷ lệ giữa các khoáng chất trong nước.

- Kiểm tra đáy ao thường xuyên để đánh giá mức độ ô nhiễm và có biện pháp siphon thích hợp.

- Cho tôm ăn ở lượng thức ăn đúng và vừa đủ.

4. Cần làm gì khi phát hiện tôm bị bệnh đóng rong?

- Siphon đáy, thay nước, diệt khuẩn tiêu diệt vi khuẩn, nấm, kích lột cho tôm bằng Gill care/ Glu-for

Liều dùng: 1L/2000-3000m3

- Cắt tảo, làm sạch môi trường nước, xử lý đáy, nhớt, mùn bã hữu cơ bằng sản phẩm vi sinh Mega Lact/ UFO

Liều dùng: 227g/ 3000-5000m3

- Cấy lợi khuẩn xuống ao, chạy quạt liên tục.

- Cắt cữ ăn, giảm lượng thức ăn xuống theo tình trạng bệnh.

- Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng vitamin và khoáng chất để tôm có đủ sức khoẻ lột, nhanh cứng vỏ, tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn: trộn xen kẽ trong ngày các loại kháng sinh thảo dược, acid hữu cơ, men vi sinh vào thức ăn của tôm với liều dùng định kỳ:

Kháng sinh thảo dược Mega White: 5g/ kg thức ăn.

Acid hữu cơ White Gut: 5ml/ kg thức ăn.

Men vi sinh Mega Gut: 5-10ml/ kg thức ăn.

BIOAQUA đã cùng bà con tìm hiểu về bệnh đốm trắng trên tôm, nếu bà con cần được tư vấn thêm về cách điều trị bệnh trên tôm hãy liên hệ trực tiếp với công ty BIOAQUA.

BIOAQUA GROUP - Chuyên thuốc thủy sản nhập khẩu chất lượng cao

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

Viết bình luận của bạn