XỔ KÝ SINH TRÙNG Ở TÔM AN TOÀN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

XỔ KÝ SINH TRÙNG Ở TÔM AN TOÀN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Với môi trường ao nuôi có mật độ thả dày rất dễ gây ra ô nhiễm môi trường vì nhiều yếu tố ảnh hưởng như: tôm thải phân, thức ăn dư thừa, rong tảo đóng tại ao nuôi,… là điều kiện tốt để nhiều mầm bệnh phát triển. Trong đó có ký sinh trùng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ thường xuyên gây tổn hại đến tôm.

1. Ký sinh trùng loại nào xuất hiện ở tôm:

Ký sinh trùng là sinh vật ký sinh trên vật chủ còn sống (con người, thực vật, động vật). Chúng sẽ ký sinh để hấp thụ các dinh dưỡng và gây ra mầm bệnh, thậm chí còn có gây tử vong vật chủ.

Với con mắt thường sẽ khó có thể nhìn nên để nhận biết hình dạng của chúng cần phải sử dụng và quan sát kính hiển vi. Có 4 loại ký sinh trùng tôm thường gặp phải:

+ Vi trùng tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP): thường sẽ lây nhiễm ở tế bào biểu mô ở ống gan tụy tôm. Đây là loại ký sinh trùng hấp cực kỳ nhiều chất dinh dưỡng, gây ra nhiều loại bệnh như: gan tụy cấp, tôm chậm kém phát triển. Khi tôm nhiễm bệnh sẽ có hiện tưởng chuyển sang màu trắng đục hoặc màu kem sữa. Khi tôm sẽ rất phân biệt được khi mắc bệnh khi quan sát bên ngoài sẽ có nhiều con bị đục cơ ở lưng hay phần cuối cơ thể, có hình dạng như đốt tre.

+ Haplosporidian Infections, Hepatopancreatic Haplosporidiosis: ký sinh trùng của loại này sẽ trú ngụ trên gan, khiến cho gan tụy co lại, cơ thể nhợt nhạt, sắc tố Melanin ở tế bào biểu bì sẽ làm cho tôm chậm lớn, FCR tăng cao đột ngột.

+ Trùng hai tế bào Gregarine: chúng sẽ ký sinh ở đường ruột ở tôm. Nhiễm bệnh tôm sẽ chậm lớn, tổn thương niêm mạc ruột giữa, điều kiện giúp vi khuẩn có hại xâm nhập gây các bệnh về đường ruột tôm.

+ Vermiform (dạng giun): loại này sẽ xuất hiện ở bộ phận ống gan, tụy, ruột giữa của tôm khiến cho tôm lười ăn, không phát triển. Môi trường có mật độ cao sẽ thải ra phân màu trắng được gọi bệnh phân trắng ở tôm.

Tôm bị nhiễm ký sinh trùng ở bộ phận gan

Tôm mắc phải ký sinh trùng thường gặp ở giai đoạn 40-50 ngày tuổi lên, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, cải tạo ao chưa hợp lý.

Đối với nuôi ao đất khi ở giai đoạn đầu 10 ngày thả giống tôm dễ bị nhiễm bệnh. Vì nuôi ao đất sẽ chứa nhiều ký sinh như: giun đốt, sán,… khiến cho tôm dễ mắc bệnh sớm.

2. Triệu chứng khi nhiễm ký sinh trùng:

Tôm có biểu hiện bơi chậm chạp, lờ đờ gần bờ ao.

Gan sưng to, màu đen hoặc xanh phải dùng thiết bị kính hiển vị để soi.

Ký sinh trùng bám vào cơ thể tôm

Ruột tôm nhỏ, mảnh, cong xoắn lên, đứt khúc từng đoạn có màu màu nâu sẫm.

Tôm ăn nhiều nhưng khi đào thải phân bị nát, lỏng.

Tôm bị nhiễm ký sinh trùng thường có đường ruột bị ziczac.

Đường ruột bị ziczac do ký sinh trùng
 

Tôm sẽ chậm phát triển từ sau khi 30 ngày thả giống tôm.

Đốt trên thân tôm chuyển sang gồ ghề, sọc vằn, có hình dạng đốt tre. Cuối đuôi có dấu hiệu sưng, màu đục hạt gạo.

Khi quan sát phía ngoài vỏ tôm trong trạng thái rất khỏe mạnh không có dấu hiệu suy yếu nhưng tôm sẽ lười ăn, bỏ ăn, khiến cho đường ruột bị rỗng không có thức ăn.

Kích thước tôm không đồng đều, những đàn tôm không bị nhiễm sẽ có kích thước lớn tương đương số ngày chăm nuôi và tôm có kích thích nhỏ bị chậm phát triển do nhiễm ký sinh trùng gây ra.

Dùng mẫu gan đi kiểm tra phương pháp PCR sẽ phát hiện ra tôm bị dương tính với ký sinh trùng và EHP.

 

3. Mức độ nguy hiểm của ký sinh trùng:

Khi nuôi tôm ở mật độ cao khả năng bị nhiễm rất cao gây cản trở một số hoạt động trong cơ thể tôm, khiến tôm không thể tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, chậm lớn, tỷ lệ sống giảm, khiến cho sản lượng cung ứng không đạt yêu cầu.

Một số đàn tôm bị nhiễm ký sinh trùng sẽ tổn thương tế bào niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân khác và gây bệnh cho tôm.

Ngoài ra, ký sinh trùng trên mang làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của tôm, gây ra hiện tượng thiếu oxy khiến tôm bị chết.

 

4. Xổ ký sinh trùng hiệu quả và an toàn cho tôm:

Cần chọn một ngày có thời tiết tốt hoặc tương đối ổn để thực hiện xổ ký sinh trùng thuận lợi. Sau khi xổ, sẽ tiến hành diệt khuẩn tại ao nước, tránh trường hợp ký sinh trùng còn sống sót hoặc tấn công đàn tôm lần nữa.

Bà con dùng sản phẩm Mega Kill để xổ ký sinh trùng một cách an toàn và hiệu quả cho tôm tất cả các giai đoạn khi nuôi.

Mega Kill – Xổ ký sinh trùng trên tôm

Khi sử dụng Mega Kill đường tiêu hóa sẽ hấp thu và xử lý các xúc tác Enzyme trong đường ruột, đẩy mạnh sự phân hủy các chất hữu cơ và các tất cả các loại ký sinh trùng bám vào cơ thể. Tăng cường sức đề kháng ngăn chặn sự ký sinh của các loại vi khuẩn.

Thành phần thảo dược của sản phẩm tác động trực tiếp lên vỏ, bào quan của ký sinh trùng làm chúng không hấp thu được chất dinh dưỡng từ thức ăn khi tôm ăn và dần sẽ chết đi. Ngoài ra, khi ở dạng bào tử khác, Mega Kill cũng gây ức chế, khiến chúng không thể phát triển và xổ bỏ ra ngoài.

5. Thông tin liên hệ:

Mega Kill là sản phẩm xổ ký sinh trùng vừa an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, giúp ngăn chặn các ký sinh trùng gây hại cho tôm, đạt năng suất thu hoạch cao. Sản phẩm đang phân phối tại Đơn vị Bioaqua Group chỉ duy nhất tại Việt Nam.

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com 

 

 

Viết bình luận của bạn