NHỮNG BỆNH NÀO Ở TÔM THƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG MÙA MƯA

NHỮNG BỆNH NÀO Ở TÔM THƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG MÙA MƯA

Thời tiết rất quan trọng để quyết định mùa vụ thành công hay thất bại. Vì khi thời tiết thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong môi trường ao nuôi. Từ đó, làm cho đàn tôm không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển gây hại cho tôm. Bà con nuôi tôm cần phải chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tổng hợp trong mùa mưa.

1. Các loại bệnh ở tôm thường xuất hiện trong mùa mưa:

Khi vào mùa mưa, nhiệt độ trong ao sẽ giảm đi, các yếu tố hóa lý ở môi trường sẽ thay đổi đột ngột, khiến cho tôm dễ bị sốc và có nguy cơ bùng phát bệnh rất nhanh. Có một số bệnh sau đây, bà con cần lưu ý:

1.1. Bệnh đóng rong trên tôm:

Hình ảnh Tôm bi đóng rong

 
- Bệnh đóng rong là hình thành do các thành phần chính như: tảo, nấm, động nguyên sinh và vi khuẩn tác động. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng các giai đoạn từ tôm giống đến tới tôm trưởng thành, đặc biệt hơn là khoảng thời gian sắp thu hoạch.

- Hộ nuôi cần lưu ý khi tôm mắc bệnh đóng rong: toàn thân bị dơ, trơn, nhớt, thường các mảng bám tập trung ở phần đầu ngực hoặc toàn thân, mang và các phụ bộ khác.

1.2. Bệnh đen mang ở tôm:

Hình ảnh Tôm bị bệnh đen mang

- Khi mưa sẽ làm cho nền đất bùn phân rã, chảy vào ao nuôi khiến cho nền đáy ao bị dơ bẩn, tôm sẽ khó ăn khi trời mưa và thức ăn dư thừa, ứa đọng ở ao nuôi tạo thành hiện tượng đen mang.

- Độ pH sẽ xuống thấp mưa lớn kéo dài liên tục, có nhiều ion kim loại nặng nh

ư nhôm, sắt, muối sẽ kết tụ ở mang tôm khiến cho mang chuyển đổi thành màu đen.

- Tảo, sinh vật bám là thành phần gây ra bệnh đen mang ở tôm do khi bị đóng, các sinh vật bám như động vật đơn bào, vi khuẩn, dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang ở bên ngoài vỏ của tôm. Điều kiện này sẽ thuận lợi có các chất vẩn hữu cơ gây hại tới mang tôm.

1.3. Tôm bị đứt râu, cụt đuôi trong mùa mưa

 

Hình ảnh tôm bị đứt râu, cụt đuôi

- Nuôi tôm trong mùa mưa sẽ có tình trạng tôm bị mòn đứt râu, cụt đâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, mẫu mã tôm không bắt mắt, chất lượng thu hoạch tôm không đạt.

- Ngoài ra, tình trạng này sẽ không gây chết tôm nhưng khả năng mắc phải một số bệnh nguy hiểm khác trên tôm.

1.4. Tôm bị cong thân, mềm vỏ vào mùa mưa

Hình ảnh Tôm bị mềm vỏ

- Tôm bị cong thân khi trời mưa do nhiệt độ trong ao thay đổi đột ngột, khiến tôm sốc do tác động của môi trường, tôm sẽ có hiện tượng búng đuôi và cơ thể bị cong lại không duỗi ra được. Tôm sẽ khó di chuyển, bắt mồi khi mưa.

- Tình trạng mưa kéo dài tục sẽ làm nước ao tôm phân tầng, cản trở oxy phân bổ trong ao, khiến tôm bị sốc và dễ nhiễm các mầm bệnh, tôm lột xác sẽ mềm vỏ và rớt đáy ao.  

1.5. Tôm bị rớt cục thịt

Hình ảnh tôm bị rớt thịt và chết

- Mưa to khiến nhiệt độ nước, các yếu tố lý hóa từ môi trường thay đổi khiến tôm không kịp thích nghi được môi trường dẫn đến tôm bị rớt cụt thịt. Đối với ao nuôi có mật độ dày, hiện tượng này sẽ làm cho tôm chết sớm và số lượng nhiều, thậm chí gây thiệt hại chi phí lên hàng tỷ đồng.

- Ngoài ra, khi mưa sản sinh ra lượng khí độc cao trong ao nuôi được xem nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm rớt cục thịt.

1.6. Tốm bị đốm đen:

Hình ảnh tôm bị đốm đen

- Khi mưa lớn liên tục, khí độc trong ao tích tụ nhiều loại khí độc như: NH3, NO2, H2S, hàm lượng oxy hoàn tan trong nước thấp dẫn đến tôm mắc phải đốm đen.

- Mưa là điều kiện giúp cho các vi khuẩn trong ao nuôi phát triển mạnh mẽ như: nấm, động vật nguyên sinh có hại tác động trực tiếp vỏ tôm. Nấm có thể ảnh hưởng mang và vỏ tôm gây ra đốm đen trên vỏ tôm, động vật nguyên sinh gây đen mang khiến cho tỷ lệ sống của tôm ở mức thấp.

2. Phòng và ngăn ngừa các bệnh ở tôm trong mùa mưa

- Bà con nên xem những đám mây đen và thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để sẵn sàng thay đổi thời gian cho tôm ăn trước khi mưa, để tránh tôm không ăn được khi đang mưa.

- Tập trung chạy quạt để phá vỡ phân tầng nhiệt độ, giúp cho tôm dễ thích nghi với môi trường và khi trời đang mưa sẽ không bị xáo trộn các yếu tố khác.

- Vì khi trời mưa hàm lượng khí độc NO2 tăng cao nên bà thay nước 100% sau khi trời mưa để giải cứu đàn tôm. Nếu để giải quyết vấn đề loại bỏ NO2 nên dùng Nitro Care/ Mega Lact.

Mega Lact – Làm sạch đáy ao tôm
Liều dùng: lượng khí độc NO2 tăng cao, sử dụng 2kg/5000m3 nước. Bà con có thể sử dụng định kỳ từ 7-10 ngày là 1kg/5000m3 nước.

- Đồng thời, bà con cần phải tăng lượng oxy bằng máy hoặc kèm theo một ít bột oxy vào trong ao khi vào mùa mưa.

- Cung cấp Vitamin C, khoáng chất Super Moult / Gold Key để tăng cường sức khỏe cho tôm, hạn chế tôm cong thân, mềm vỏ, giúp tôm lột vỏ và cứng nhanh hơn khi trong mùa mưa bão.

Gold Key/ Super Moult – Bổ sung khoáng chất cho tôm

- Duy trì ổn định độ pH từ 7.5 – 8.5 trong môi trường ao nuôi.

- Ngoài ra, bà con có thể dùng Glu-for để đặc trị các bệnh như: đen mang, đốm đen, đứt râu, cụt đuôi.

Glu-For – Điều trị đen mang, đốm đen vào mùa mưa

- Bổ sung thêm kháng sinh thảo dược thảo Best White/ Mega White để phòng trị các bệnh đường ruột và an toan cho tôm.

Best White/ Mega White – Kháng sinh thảo dược bảo vệ đường ruột tôm

3. Thông tin liên hệ

Vì muốn đóng góp sự thành công trong quá trình nuôi tôm của bà con, hãy liên hệ đến Bioaqua Group để được hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật.

Công Ty TNHH SX-TM-XNK- BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa chỉ:  354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

Viết bình luận của bạn