XU HƯỚNG MỚI TĂNG TRỌNG TỪ THẢO DƯỢC AN TOÀN CHO TÔM NUÔI SIÊU TĂNG TRƯỞNG

XU HƯỚNG MỚI TĂNG TRỌNG TỪ THẢO DƯỢC AN TOÀN CHO TÔM NUÔI SIÊU TĂNG TRƯỞNG

1. Thành phần dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn tôm

1.1. Protein (chất đạm) và Acid Amin

Chất đạm là chất hữu cơ có nhiệm vụ xây dựng cấu trúc cơ thể gồm thay thế tổ chức cũ và cấu tạo tổ chức mới, theo Halver (1988) Protein chiếm tới 60-70% trọng lượng khô của các loài thủy sản, nên cũng là thành phần dinh dưỡng chính cần thiết trong thức ăn của tôm. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, tình hình sức khỏe tôm và nhiều yếu tố khác mà nhu cầu về lượng Protein của tôm nuôi có sự khác nhau.

Protein cung cấp các Acid Amin giúp tổng hợp hormon, enzyme, và trực tiếp tham gia tạo thành năng lượng cho cơ thể hoặc được tính trữ ở dạng lipid, glycogen. Các Acid Amin được hấp thụ vào máu đi khắp các cơ quan, tham gia tổng hợp nhiều loại protein giúp cho cơ thể sinh trưởng và phát triển.

1.2. Lipid và Acid béo

Lipid tham gia vào quá trình sinh tổng hợp nên màng tế bào, vận chuyển hòa tan các Vitamin tan trong trong dầu và sterols như Vitamin A, D, E, K, hydrocarbon, và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Lượng Lipid trong thức ăn tôm cần được đảm bảo luôn dưới 10%.

1.3. Chất xơ

Đóng vai trò hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, làm nền sống cho các vi sinh vật có lợi đồng thời duy trì dịch ruột, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. Tuy nhiên, đường ruột tôm ngắn, tiêu hóa chất xơ kém nên chỉ cần khoảng 4% trong thức ăn cho tôm, thường là từ bột cỏ hoặc rong biển.

Xu huong moi tang trong tu thao duoc oan toan cho tom nuoi sieu tang truong

Đảm bảo thức ăn có các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho tôm nuôi

1.4. Carbohydrate

Gồm đường và tinh bột, có vai trò kết dính viên thức ăn và là thành phần năng lượng giúp giảm chi phí thức ăn. Tinh bột trực tiếp tham gia quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể hoặc được dữ trữ dưới dạng glycogen, thông thường chiếm khoảng 20% trong thức ăn.

1.5. Vitamin

Cơ thể tôm chỉ cần lượng nhỏ Vitamin (chiếm 1-2% thức ăn), tuy nhiên lượng vitamin này vô cùng quan trọng trong quá trình nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hầu hết các loại vitamin đóng vai trò như một Co-enzym hoặc thúc đẩy các enzyme thực hiện các phản ứng sinh hóa.

Vitamin C giữ vai trò thiết yếu trong trao đổi chất và sinh trưởng phát triển nhưng tôm hoàn toàn không tổng hợp được loại Vitamin này, nên cần được bổ sung vào thức ăn lượng Vitamin C để giúp tôm giảm sốc, tăng cường sức đề kháng, các loại Vitamin khác như Vitamin A cần thiết cho mắt, vận chuyển Ca qua màng tế bào, tôm thiếu Vitamin A sẽ bị thiếu máu, xuất huyết mắt, mang, thận, màu sắc cơ thể thay đổi, Vitamin D có vai trò vận chuyển Ca, P thiếu hụt Vitamin D khiến tôm còi cọc, chậm lớn.

1.6. Khoáng

Xu huong moi tang trong tu thao duoc oan toan cho tom nuoi sieu tang truong

Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tôm

Gồm các khoáng đa lượng như Natri, Clo, Canxi, Phospho.. tham gia cấu tạo nên vỏ tôm, điều hòa áp suất thẩm thấu… một số khoáng tôm có thể hấp thụ qua mang nhưng lượng khoáng này là không đủ, đặc biệt trong giai đoạn nuôi tôm mật độ cao hiện nay, vì vậy cũng cần bổ sung khoáng vào thức ăn cho tôm. Canxi chiếm 2.3% thức ăn, Phospho 1-2%.

Các khoáng vi lượng cần thiết cho tôm như Crom, Kẽm, Iot, Magie… được bổ sung vào thức ăn cho tôm để tạo enzyme, hormon, điều hòa quá trình sinh tổng hợp protein.

 

2. Ảnh hưởng khi tôm thiếu hụt các chất dinh dưỡng

2.1. Bệnh cong thân

Xu huong moi tang trong tu thao duoc oan toan cho tom nuoi sieu tang truong

Bệnh cong thân ở tôm

Hiện tượng cong thân liên quan đến thiếu chất dinh dưỡng ở tôm có thể là do thức ăn tôm không cung cấp đủ một số khoáng chất cần thiết như Natri, Canxi, Magie..

Khi bị cong thân mà tôm không thể tự duỗi thẳng cơ thể trở lại, thời gian dài không được điều trị khiên các mô cơ dần bị hoại tử, khả năng bơi và hoạt động bắt mồi giảm, bắt đầu chết rải rác trong ao, hao hụt tỷ lệ sống…

Xem thêm chi tiết: bệnh cong thân - đục cơ

2.2. Bệnh mềm vỏ

Xu huong moi tang trong tu thao duoc oan toan cho tom nuoi sieu tang truong

Bệnh mềm vỏ ở tôm

Sự thiếu hụt khoáng chất đặc biệt là Canxi và Photpho, thiếu Vitamin, nhất là Vitamin B làm chậm quá trình hấp thụ khoáng. Thông thường, khi lột các tình trạng vỏ sẽ cứng trở lại, tuy nhiên nếu vẫn không được bổ sung thêm các lượng khoáng chất cần thiết để tạo vỏ mới thì vỏ vẫn tiếp tục bị mềm, mỏng vỏ, tôm dễ dàng bị phụ nhiễm với các bệnh khác như nhiễm khuẩn, nấm… tôm phát triển chậm, yếu dần rồi chết rải rác ảnh hưởng năng suất và giá trị tôm thương phẩm.

2.3. Bệnh thiếu Vitamin C

Tôm không thể tự tổng hợp Vitamin C cho cơ thể, khi thức ăn cũng không bổ sung đủ Vitamin C tôm sẽ có biểu hiện bỏ ăn, ăn ít, dễ bị sốc, trên lớp vỏ, chân, mang có các vệt đen, sức đề kháng kém dễ mắc bệnh, khả năng hồi phục vết thương chậm,, tôm rất dễ bị nhiều loại mầm bệnh tấn công, khả năng hao hụt rất lớn.

2.4. Thiếu hụt sắc tố

Tôm thiếu hụt sắc tố do việc thiếu hụt các loại khoáng chất, đặc biệt là Astaxanthin.vỏ tôm bị nhạt màu, vỏ tôm có màu xanh da trời (da xanh) làm giảm giá trị thương phẩm.

2.5. Thiếu chất dinh dưỡng và chậm lớn

Thiếu protein có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cơ và thịt. Tôm cần phospholipid giàu phosphatidylcholine và phosphatidylinositol để tăng trưởng bình thường, lột xác, tiến hóa và trưởng thành. Do đó, sự sinh sản, khả năng nở trứng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm cũng bị ảnh hưởng.

 

3. Xu hướng tăng trọng từ thảo dược cho tôm

Xu huong moi tang trong tu thao duoc oan toan cho tom nuoi sieu tang truong

Xu hướng tăng trọng thảo dược cho tôm

Chất đạm cho tôm ăn hiện nay có nguồn gốc chủ yếu từ động vật và thực vật, người nuôi tôm nhằm thúc đẩy tôm nhanh chóng tăng kích thước và trọng lượng tôm nên bổ sung thêm các sản phẩm tăng trọng có nguồn gốc từ đạm động vật như trùng chỉ, ruồi đen, dầu mực… kích thích tôm bắt mồi nhưng phương pháp này dễ làm ô nhiễm nguồn nước, lượng dinh dưỡng cao khó hấp thụ khiến tôm mắc các bệnh đường ruột như phân lỏng phân trắng. Để giải quyết các vấn đề các vấn đề trên, sử dụng đạm thực vật thay thế là một lựa chọn phù hợp với xu thế nuôi tôm công nghệ cao, phát triển an toàn và bệnh vững hiện nay tại Việt Nam.

4. Lựa chọn sản phẩm thảo dược tăng trọng an toàn

4.1. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm tăng trọng thảo dược chất lượng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm, thuốc tăng trọng khiến bà con nuôi tôm băn khoăn trong quá trình lựa chọn sản phẩm sau cho hiệu quả tốt nhất, chi phí hợp lí vì nếu sử dụng sản phẩm kém chất lượng, thiếu dinh dưỡng, nguồn gốc không rõ ràng sẽ khiến tôm chẳng những không cải thiện tình trạng thiếu chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng sức khỏe tôm.

Vì sản phẩm có nguồn gốc đạm thực vật chất lượng có những đặc trưng riêng, BIOAQUA GROUP xin tổng hợp những yếu tố để bà con lưu ý:

 - Kiểm tra xem sản phẩm có thực sự có nguồn gốc thực vật không: Pha sản phẩm với nước sạch, quan sát không thấy có váng dầu nổi lên thì là sản phẩm đạm thực vật, tránh tình trạng ô nhiễm đạm nguồn nước nuôi tôm.

 - Tìm hiểu thông tin sản phẩm vô cùng quan trọng, nên lựa chọn sản phẩm có bổ sung thêm các thành phần từ thảo dược giúp tôm hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh đường ruột thường gặp khi nuôi tôm như phân lỏng, phân trắng … các Vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp tăng cường đề kháng.

 - Dùng thử và quan sát hiệu quả: vì sản phẩm từ thảo dược có mùi dễ chịu và kích thích tôm bắt mồi. Nên bà con hãy trộn 1 cữ ăn với lượng sản phẩm theo liều lượng nhà sản xuất đề nghị rồi thả vào nhá/ sàng  và quan sát: nếu cùng với một lượng thức ăn đó mà tôm ăn nhanh hết hơn so với mọi khi từ 15-30 phút thì đánh giá hiệu quả sản phẩm mang lại tốt.

 - Với sản phẩm tăng trọng an toàn là khi sử dụng tôm không phụ thuộc/ nghiện sản phẩm: khi ngừng sản phẩm dài ngày tôm không bị rớt size, không giảm sức ăn và không có hiện tượng bơi lờ đờ.

 - Nhu cầu dinh dưỡng của tôm là xuyên suốt quá trình nuôi nên sản phẩm tăng trọng ăn toàn có thể sử dụng từ giai đoạn tôm nhỏ còn rất nhạy cảm, đẩy nhanh tốc độ lớn của tôm mà không ảnh hưởng các chức năng khác của tôm nuôi.

 - Sản phẩm bảo toàn chất lượng liên tục không bị ảnh hưởng bởi dây chuyền sản xuất, người nuôi có thể lựa chọn các sản phẩm nhập khẩu nguyên kiện.

4.2. Mega Gain - Siêu dinh dưỡng cho tôm nuôi tăng trọng nhanh

Xu huong moi tang trong tu thao duoc oan toan cho tom nuoi sieu tang truong

Thảo dược tăng trọng Mega-Gain

Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một sản phẩm tăng trọng an toàn, các nhà nghiên cứu của Ấn Độ đã cho ra đời sản phẩm Mega Gain siêu dinh dưỡng, tăng trọng nhanh, đánh bay nỗi lo tôm còi cọc chậm lớn.

Mega Gain là sự tích hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược quý, bổ sung hàng loạt các Acid Amin, Vitamin và Khoáng chất đầy đủ cho nhu cầu phát triển của tôm từ giai đoạn thả giống đến cả lúc thu hoạch. Cụ thể, tùy vào giai đoạn phát triển bà con điều chỉnh liều lượng trộn vào thức ăn như sau:

-  Tuần đầu tiên: trộn 10g Mega Gain/ 1kg thức ăn.

-  Tuần 2:  trộn 6g Mega Gain/ 1kg thức ăn

-  Tuần 3: trộn 4g Mega Gain/ 1kg thức ăn

-  Tuần 4: trộn 3g Mega Gain/ 1kg thức ăn

-  Tuần 5 trở về sau: trộn 2 g Mega Gain/ 1kg thức ăn và định kỳ 3 ngày/lần

 

5. Tìm mua sản phẩm Mega Gain ở đâu uy tín nhất?

Mega Gain là sản phẩm nhập khẩu 100% nguyên đai, nguyên kiện từ Ấn Độ, hiện tại BIOAQUA GROUP là đơn vị duy nhất phân phối độc quyền tăng trọng thảo dược Mega Gain tại thị trường Việt Nam. Để được nhận ưu đãi lớn nhất khi mua sản phẩm, hoặc bà con có nhu cầu được tư vấn về sản phẩm, kỹ thuật nuôi tôm thành công, hãy liên hệ ngay với BIOAQUA:

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

BIOAQUA GROUP - Chuyên thuốc thủy sản và tôm giống chất lượng cao

Viết bình luận của bạn