XỔ KÝ SINH TRÙNG AN TOÀN - GIẢI QUYẾT NỖI LO TÔM CHẬM LỚN

XỔ KÝ SINH TRÙNG AN TOÀN - GIẢI QUYẾT NỖI LO TÔM CHẬM LỚN

  Với điều kiện môi trường nuôi tôm thẻ và tôm sú hiện nay, tôm nuôi rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng gây hại, bao gồm ngoại ký sinh và nội ký sinh. Nội ký sinh trùng gặp trên tôm thường là những loài Microspora, Haplospora và Gregarina, chúng là tác nhân gây hiện tượng tôm chậm lớn, tăng trưởng chậm và tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn nhân cơ hội tấn công gây các bệnh phân trắng, gan tụy cấp trên tôm.  

1. Tác nhân khiến tôm thẻ và tôm sú nhiễm ký sinh trùng

1.1. Gregarina

- Gregarine thuộc lớp trùng hai tế bào: Eugregarinida, ký sinh chủ yếu trong đường ruột tôm.

- Cấu tạo Gregarine ở giai đoạn trưởng thành hay thể dinh dưỡng gồm có 2 tế bào:

+ Tế bào phía trước (Protomerite-P) có cấu tạo phức tạp gọi là đốt trước (Epimerite – E) nó là cơ quan đính của ký sinh trùng

+ Tế bào phía sau (Deutomerite – D).

- Thâm nhập vào tôm qua các động vật trung gian như nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ốc hoặc giun biển.
1.2. Microspora

- Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) nhiễm ở tế bào biểu mô. Ký sinh nội bào bắt buộc. (Đọc thêm: EHP khiến tôm nhạy cảm hơn với Vibrio)

- Bắt gặp ở hầu hết các giai đoạn tôm nuôi, lây lan nhanh.

- Vi bào tử trùng cũng xuất hiện trên các loài động vật khác nên khi tôm ăn phải sẽ bị nhiễm, hoặc lây qua phân, do tôm ăn thịt lẫn nhau khi trong ao đã nhiễm vi bào tử trùng.

xo-ky-sinh-trung-an-toan-giai-quyet-noi-lo-tom-cham-lon

Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei)

2. Biểu hiện tôm thẻ và tôm sú bị nhiễm ký sinh trùng

- Khi bị nhiễm nặng: Tôm sẽ bơi chậm chạp, lờ đờ trên mặt nước hoặc tấp mé ao.

- Tôm gặp tình trạng thiếu oxy do nhiễm ký sinh trùng ở mang và nếu tình trạng xấu tôm sẽ chết.

- Dấu hiệu là vùng cơ bụng bị đục, mất phụ bộ.

- Khi nhiễm ký sinh trùng, tôm thường có đường ruột ziczac.

- Phần đốt cuối đuôi có dấu hiệu sưng màu đục hạt gạo.

- Phân trong nhá bã, màu phân nhạt hơn màu thức ăn.

- Tôm ăn yếu, tôm chậm sinh trưởng.

xo-ky-sinh-trung-an-toan-giai-quyet-noi-lo-tom-cham-lon

Biểu hiện tôm bị nhiễm ký sinh trùng

3. Giai đoạn phát bệnh ở tôm thẻ và tôm sú khi đã nhiễm ký sinh trùng

- Khi tôm được 40-50 ngày tuổi, với điều kiện môi trường nắng nóng, nhiệt độ nước cao, nuôi mật độ dày, cải tạo ao không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tôm dễ bị phát bệnh nhất.

- Tuy nhiên, một số trường hợp tôm ao đất khoảng 10 ngày đã phát hiện được bệnh. Trong ao có nhiều vật chủ trung gian: nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giun đốt…
4. Tác hại của bệnh ký sinh trùng ở tôm thẻ và tôm sú

- Gregarine nếu số lượng lớn sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn nhân cơ hội tấn công gây bệnh trên tôm.

- Niêm mạc ruột tổn thương ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dãn đến hiện tượng tôm chậm lớn.

- Khả năng đề kháng kém, dễ bị sốc, vì vậy tôm nhiễm EHP dễ bị ăn thịt, chậm lớn và sống sót kém trong quá trình vận chuyển.

- Ký sinh trùng trên tôm còn là tác nhân cơ hội cho vi khuẩn Vibrio gây ra các bệnh trầm trọng hơn như bệnh gan tụy, phân trắng...

5. Giải pháp để phòng tránh bệnh ký sinh trùng trên tôm thẻ và tôm sú

5.1. Phòng tránh bệnh ký sinh trùng trên tôm

- Cải tạo đầu vụ phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, loại bỏ hoàn toàn các vật chủ trung gian gây bệnh (hến, ốc, chem chép,..). Nguồn nước cấp vào ao nuôi được xử lý kỹ càng, qua hệ thống màng lọc... để lọc bỏ ấu trùng, trứng các loài cá, nhuyễn thể,..

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm bằng cách thăm nhá, chài tôm,…kiểm tra chất lượng nước.

- Bằng mắt thường rất khó phát hiện bệnh, phải xem ruột dưới kính hiển vi để kiểm tra chính xác. Đến giai đoạn nhiễm rất nặng sẽ thấy đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể.

- Cải thiện môi trường nước ao nuôi:

+ Dùng Glu-for/ Gill Care để diệt khuẩn phổ rộng, nguyên sinh động vật, nấm, trùng hai tế bào.

+ Bổ sung chế phẩm sinh học Mega Lact nhằm phân hủy chất thải hữu cơ, làm sạch đáy ao, làm sạch nước ao nuôi. Giúp ngăn chặn sự phát triển, bùng phát của các nguyên sinh động vật, nấm,…có cơ hội xâm nhập và gây bệnh trên tôm.

xo-ky-sinh-trung-an-toan-giai-quyet-noi-lo-tom-cham-lon

Combo phòng và điều trị ký sinh trùng

- Tăng cường sức đề kháng cho tôm:

+ Kích thích hệ miễn dịch, tăng cường tiêu hoá: trộn vi sinh Mega Digest vào thức ăn

+ Tăng cường chức năng gan tụy: Vetliv-07

5.2. Cách xổ ký sinh trùng trên tôm

xo-ky-sinh-trung-an-toan-giai-quyet-noi-lo-tom-cham-lon

Mega Kill – Thảo dược đặc hiệu, loại bỏ ký sinh trùng

- Định kỳ xổ, phòng ký sinh trùng cho tôm, giúp tôm bắt mồi, tiêu hóa tốt, sinh trưởng nhanh bằng Mega Kill trộn 3-5g/ kg thức ăn, 1-2 ngày/ tuần để phòng bệnh.
- Kết hợp xổ và phòng nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm:

+ Dùng Mega Kill thảo dược đặc hiệu để loại bỏ ký sinh trùng với liều dùng 10g/ kg thức ăn liên tục 2 ngày và định kỳ 1 lần/tuần.

+ Diệt khuẩn bằng Mega Vir (500g /2000 - 3000 m3 nước), định kỳ 1 lần/tuần, tạt lúc chiều mát 18-20 giờ, chạy quạt đều.

- Cấy vi sinh Mega Lact sau diệt khuẩn 36 - 48 giờ giúp cân bằng hệ vi sinh trong nước ao nuôi, gây ức chế các mầm bệnh phát triển.

https://bioaquagroup.com/xo-ky-sinh-trung-an-toan-giai-quyet-noi-lo-tom-cham-lon

Diệt khuẩn ao nuôi Mega Vir - Phòng trị ký sinh trùng

6. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

BIOAQUA GROUP - Chuyên thuốc thủy sản nhập khẩu và tôm giống chất lượng cao

Viết bình luận của bạn