VÀNG GAN BỆNH NGUY HIỂM TRÊN TÔM

Từ cuối năm 2022, giá xuất khẩu tôm ngày càng tăng cao khiến cho ngành công nghiệp nuôi tôm ngày càng phát triển. Nhiều hộ đổ sang nuôi tôm nhưng không hiểu rõ về loại thủy sản này khiến tôm mắc bệnh và chết dẫn đến thất thoát lên hàng tỷ đồng. Một trong những loại bệnh phổ biến mà tôm hay mắc phải dẫn đến chết hàng loạt là bệnh vàng gan. Bài viết sau đây Bioaqua Group sẽ giúp bà con thấu hiểu về căn bệnh vàng gan trên tôm và cách điều trị hiệu quả
1. Bệnh vàng gan trên tôm nguy hiểm như thế nào ?
Bệnh vàng gan trên tôm là một trong những loại bệnh nguy hiểm đối với tôm khi mà có thể dẫn đến tử vong hoàn toàn. Sau khi bị mắc bệnh, tôm sẽ có dấu hiệu phát triển không giống bình thường khi sức ăn lớn hơn thường ngày. Sau đó 1 đến 2 ngày tôm sẽ ngừng ăn và kèm theo biểu hiện trôi dạt vào bờ và chết. Đây là loài bệnh cực kỳ nguy hiểm với bà con nuôi tôm khi có thể gây ra thiệt hại lên tôm 100% kể từ 3 tới 5 ngày khi tôm bắt đầu mắc bệnh.
Hình ảnh phóng to chi tiết gan bị vàng trên tôm
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng gan ở tôm
2.1. Tôm bị vàng gan do các tác động của môi trường
Do bà con nuôi tôm chưa thật sự hiểu rõ về môi trường nước thích hợp dành cho tôm phát triển khiến cho nồng độ pH trong ao nuôi thấp từ đó gây nên vàng mang rồi dẫn đến bệnh vàng gan trên tôm (tham khảo Cách tăng giảm kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả)
Bên cạnh độ pH, khoáng chất trong ao nuôi cũng ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm. Ao nuôi thiếu khoáng chất sẽ làm cho vỏ tôm mới lột trở nên cứng, điều đó gây tổn thương lên các bộ phận trong nội tạng của tôm
2.2. Tôm bị vàng gan do tác động của bệnh đầu vàng (virus)
Bệnh đầu vàng được gây ra bởi loài virus (YELLOW HEAD DISEASE - YHD), loại bệnh này khiến cho mang và gan tôm xuất hiện màu vàng, khi chuyển nặng màu vàng này sẽ lan đến tận phần ngực của tôm và khiến cho thân tôm có màu trở nên nhợt nhạt. Bệnh được gây ra bởi loại virus hình que có kích thước 44±6×173±13nm với cấu trúc ARN gần giống với Rhabdoviridae và Paramyxoviridae. Nguyên nhân của nguồn bệnh là do bà con trong quá trình chọn lọc giống tôm không kỹ càng, tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển.
Bệnh chủ yếu bộc phát ở giai đoạn tôm được 50 ngày tuổi trở lên và hay xảy ra trong các trường hợp dùng ao thâm canh. Là căn bệnh thường xuyên xuất hiện ở các loài tôm he và có sự lây lan theo hàng do các vật chủ sống chủ yếu trong môi trường nước.
Do đó, bị vàng gan thường sẽ dẫn đến chết tôm hàng loạt trong một khoảng thời gian ngắn, điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các bà con nuôi tôm
3. Biện pháp phòng chống bệnh vàng gan trên tôm
Đây là loại bệnh mà hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nào diệt tận gốc, vì thế để tránh tình trạng tôm nhiễm bệnh bà con vẫn nên thường xuyên quan sát và để ý đến tình trạng thân tôm mỗi ngày. Một số phương pháp phòng bệnh hiệu quả đối với bệnh vàng gan trên tôm :
- Chọn lọc tôm giống kỹ càng, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh để thả nuôi. Tin tưởng lựa chọn các nhà phân phối tôm giống uy tín có trên thị trường (tham khảo: Tôm giống Java chất lượng số 1 Việt Nam)
- Trước khi thả giống, bà con nên kiểm tra và diệt khuẩn ao nuôi, thả vôi, phơi ao vài ngày rồi mới xả nước mới vào ao.
Hình ảnh: Bà con đang súc hồ, vệ sinh ao chuẩn bị cho mùa tôm mới
- Trong quá trình nuôi nên chuẩn bị một số rào, phông chắn, màn lọc các loại ấu trùng nhỏ, trứng của vật chủ trung gian mang mầm bệnh rơi rớt vào ao nuôi.
- Sử dụng sản phẩm Mega Nice Plus pha với nước rồi tạt đều xuống ao với liều dùng 1kg/ 3000m3 để hạ phèn, khử độc có trong ao
- Dùng Mega Sol định kỳ từ 7 đến 10 ngày cho 1 lần để giúp xử lý các loại khí độc NH3, NO2 H2S có trong ao tôm
Hình ảnh: Bộ sản phẩm phòng chống bệnh vàng gan trên tôm
- Bổ sung các chất khoáng cần thiết cho tôm trong suốt quá trình nuôi, theo dõi tình trạng phát triển trên thân tôm mỗi ngày để tránh dấu hiệu bất thường từ mầm bệnh
- Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường trên thân tôm cần chú ý xử lý, thu hoạch hoặc loại bỏ ngay lập tức tránh kéo dài tình trạng hay di dời tôm đến vùng nước khác gây lây lan mầm bệnh.
4. Cách điều trị bệnh vàng gan trên tôm hiệu quả
Ngoài nguyên nhân gây bệnh từ virus hiện tại vẫn chưa có cách có trị hiệu quả thì bà con có thể áp dụng một số biện pháp sau để điều trị bệnh vàng gan ở tôm nếu thấy các tình trạng tôm bất thường và có các dấu hiệu như đã nêu trên
- Thường xuyên thay và xử lý lưu lượng nước trong ao nuôi tôm từ 20% - 30% lượng nước có trong ao hồ
- Dùng sản phẩm gan tạt thảo dược Best Liv/ Herba Care tạt vào ao nuôi với liều lượng 2L cho 2500-3000m3 khi chiều mát để điều trị các bệnh về gan như viêm gan, sưng gan, vàng gan
- Trộn thêm 5-7ml/ kg sản phẩm Herba Gold vào thức ăn hoặc tạt trực tiếp với liều lượng 1L/ 2000m3 giúp tôm tăng cường chức năng gan, giải độc gan và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
Hình ảnh : Combo điều trị vàng gan trên tôm
5. Thông tin liên hệ
Mong rằng một số ít chia sẻ trên sẽ giúp bà con có thêm kiến thức trong lĩnh vực nuôi tôm. Mọi thắc mắc về kỹ thuật và cách xử lý ao hồ, bệnh tật ở tôm hãy liên hệ tới các thông tin sau đây để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA
- MST: 0312913693
- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: (+028) 3765 7863
- Hotline: 0934 014 646
- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP
- Youtube: bioaquagroup
- Tiktok: BIOAQUA_GROUP
- Website: bioaquagroup.com
Tin liên quan

Nuôi tôm trong mùa mưa bão: 8 vấn đề thường gặp và cách giải quyết
