VAI TRÒ VÀ CÁCH KIỂM SOÁT VI KHUẨN TRONG NUÔI TÔM

VAI TRÒ VÀ CÁCH KIỂM SOÁT VI KHUẨN TRONG NUÔI TÔM

Kiểm soát vi khuẩn trong môi trường nuôi tôm và vi khuẩn trong đường ruột tôm có sự tác động qua lại lẫn nhau qua hoạt động tiêu hóa… (theo Harris, 1993). Do đó, để tạo điều kiện cho tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, người nuôi cần quan tâm quản lý hệ vi khuẩn ở cả bên trong và ngoài.

1. Hệ vi khuẩn trong ao nuôi

1.1 Tại sao cần quản lý hệ vi khuẩn ao nuôi?

Vi khuẩn trong ao nuôi đóng vai trò như một nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tôm và tham gia vào các quá trình sinh học trong ao. Khi các loại vi khuẩn là tác nhân gây bệnh phát triển, trực tiếp tấn công sức khỏe tôm, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio là tác nhân chính của các bệnh về hoại tử gan tụy, phân lỏng, phân trắng… có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề; ảnh hưởng chu kỳ loại bỏ nitơ, hợp chất hữu cơ trong ao, từ đó tác động xấu đến môi trường nuôi.

Theo Anderson 1993, trong môi trường nước sạch, mật độ vi khuẩn tổng nhỏ hơn 103 CFU/mL, nếu mật độ vi khuẩn vượt quá 107 CFU/mL sẽ có hại cho tôm cá nuôi và môi trường trở nên bẩn.

Theo kết luận từ nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Ngân và Nguyễn Hữu Hiệp, Trường Đại học Cần Thơ để xem xét sự biến động của mật độ vi khuẩn hữu ích trong ao nuôi tôm sú thâm canh:

Tổng vi khuẩn trong nước 2,9x102 đến 3x104 CFU/mL và trong bùn là 5,3x104 CFU/g đến 1,2x106 CFU/g.

Số lượng bào tử vi khuẩn Bacillus trong bùn có khuynh hướng ổn định và chiếm ưu thế trong suốt quá trình nuôi và dao động trong khoảng từ 4,3x104 đến 7,9x105 CFU/g, chiếm trung bình 87,9% so với tổng vi khuẩn.

Mật độ Vibrio dao động từ 2,1x102 đến 1,5x105 CFU/g trong bùn và từ 26 CFU/mL đến 2,3x102 CFU/mL trong nước và mật độ này tăng dần.

 

1.2 Cách quản lý hệ vi khuẩn trong ao nuôi

Trước khi thả vụ nuôi mới, người nuôi cần sử dụng các chất sát trùng, cải tạo ao trước nuôi. Hoà Mega Vir/ Goal Vir liều 500g/ 2000-3000m3 tạt đều khắp ao kết hợp với chạy quạt mạnh để loại bỏ vi khuẩn Vibrio, virus, bào tử nấm độc ra khỏi ao. Sau 48 giờ diệt khuẩn, tiến hành gây màu nước và thả tôm giống.

vai-tro-va-cach-kiem-soat-vi-khuan-trong-nuoi-tom

Sử dụng Mega Vir/ Goal Vir diệt khuẩn ao nuôi

Giai đoạn tôm còn nhỏ, từ khi thả giống < 45 ngày, tôm lột xác với tần suất cao. Sử dụng diệt khuẩn trong giai đoạn này chỉ khi thực sự cần thiết và lưu ý đến sự nhạy cảm của tôm, lựa chọn sản phẩm ít ảnh hưởng tảo và các động vật phù du là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm.

Tôm càng lớn, môi trường nước ao nuôi càng nhanh bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, lớp bùn dưới đáy ao do tích tụ lâu ngày là nơi các vi sinh vật gây thối sinh ra các khí độc như NH3, H2S như Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas… và là nơi sinh sống lý tưởng của các loại nấm, hệ sinh vật gây hại cho tôm.

Nhóm vi khuẩn có lợi được bổ sung thêm vào ao để đối kháng và cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh là các chủng Bacillus sp, Bacillus licheniformis, Bacillus Megaterium… Nhóm vi khuẩn xử lý khí độc, cải thiện chất lượng nước ao nuôi như Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp…

Các sản phẩm vi sinh xử lý nước, quản lý khuẩn ao nuôi đang được đánh giá cao trên thị trường hiện nay là sản phẩm được nhập khẩu từ Ấn Độ Mega Lact và UFO với thành phần chính là các chủng vi sinh Bacillus, Nitrobacter, Nitrosomonas, phân giải chất hữu cơ nhanh chóng, làm sạch đáy ao, giải quyết lượng khí độc, chỉ với gói 227g dùng cho 2500 đến 3000m3 nước cho liều dùng định kỳ, sẽ là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí cho bà con nuôi tôm.

vai-tro-va-cach-kiem-soat-vi-khuan-trong-nuoi-tom

Dùng vi sinh quản lý hệ vi khuẩn trong ao nuôi

 

2. Hệ vi khuẩn hệ đường ruột

2.1 Tầm quan trọng của hệ vi khuẩn đường ruột

Theo kết quả nghiên cứu của cyar Johnson et al. (2008), trên tôm thẻ chân trắng các nhóm khuẩn Mycobacterium, Propionibacterium, Desulfocapsa chiếm ưu thế ở ruột trước, ruột sau nhóm khuẩn Vibrio chiếm ưu thế. Các bệnh nguy hiểm hiện nay đều liên quan đến đường ruột như phân trắng, hội chứng tôm chết sớm…

Cùng sinh sống trong hệ vi sinh đường ruột, các vi khuẩn có lợi và có hại cạnh tranh với nhau. Hệ vi sinh đường ruột rất dễ mất cân bằng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm. Bổ sung trước vi khuẩn có lợi tạo ưu thế lấn át trước các mầm bệnh trong đường ruột. Vi khuẩn có lợi giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, hạn chế độc tố. Bên cạnh đó, lợi khuẩn ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe tôm khi ăn trên tôm và giúp phòng ngừa các bệnh đường ruột, nâng cao tỷ lệ sống.

 

2.2 Quản lý hệ vi khuẩn đường ruột

Nhóm vi khuẩn dùng để cải thiện đường ruột tôm bằng cách trộn vào thức ăn thường là vi khuẩn Lactobacillus, Bacillus sp... Để tăng khả năng miễn dịch cho tôm, nâng cao sức khỏe đường ruột, men vi sinh trở thành sản phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn của tôm, được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng xuyên suốt vụ nuôi.

Đặc biệt giai đoạn tôm nhỏ và trong giai đoạn tôm điều trị bệnh, men vi sinh đường ruột là hỗ trợ đắc lực, tăng cường và phục hồi từ bên trong cho tôm, nâng cao sức chống chịu với sự ảnh hưởng của mầm bệnh, hóa chất, kháng sinh và nhiều yếu tố tác động khác từ môi trường.

Sản phẩm Mega Gut và Best Gut sẽ là lựa chọn tối ưu cho bà con, bổ sung lượng vi sinh đậm đặc các dòng Bacillus spp, Lactobacillus hoạt động ổn định từ đoạn đầu tới cuối đoạn ruột. Trộn vào thức ăn cho tôm ương, gièo với lượng dùng là 10ml/ kg thức ăn, chỉ sau 3 ngày sử dụng sẽ thấy hiệu quả đường ruột nong to, tỷ lệ FCR giảm rõ rệt.

vai-tro-va-cach-kiem-soat-vi-khuan-trong-nuoi-tom

Bổ sung vi khuẩn có lợi để cân bằng hệ vi sinh đường ruột

 

3. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 01 46 46

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn