TTXVN: XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐẠT KỶ LỤC KHOẢNG 11 TỶ USD TRONG NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2023

Tại Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 của Tổng cục thủy sản, Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 dự kiến đạt 11 tỷ USD, vượt 22.2% so với mục tiêu đề ra, và tăng trưởng 23.8% so với năm 2021.
Kết quả đạt được năm 2022 của Ngành thủy sản
Đây là kết quả cao nhất tính đến nay. Chính những kết quả đạt được này sẽ tiếp tục làm cơ sở để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đánh giá, chỉ đạo việc thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Năm 2022, ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung đã gặp nhiều thách thức. Có thể thấy dấu hiệu chững lại của xuất khẩu thủy sản từ những tháng của quý 3, trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, Bộ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản có những giải pháp thích nghi với tình hình thực tế để đà tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu được đảm bảo.
Sản lượng thủy sản năm nay đạt 9.06 triệu tấn tăng 3.1% so với năm ngoái. Kết quả năm 2022 đã đạt trên mức trung bình năm trong Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam , giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã được đề ra trước đó.
Sản lượng khai thác thủy sản giảm 1.8% so với năm 2021, trong khi đó sản lượng nuôi trồng tăng 7%, đạt 5.19 triệu tấn, vượt 5 triệu tấn so với kế hoạch đặt ra.
Những kết quả đạt được của ngành thủy sản năm 2022 (Ảnh minh họa)
Với kết quả trên, theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thu Nguyệt, nhờ sự theo dõi thường xuyên tình hình sản xuất của từng địa phương, chủ động triển khai các phương án hướng dẫn, giải pháp trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản nên ngành thủy sản linh hoạt thích nghi với nhiều thách thức về dịch Covid 19, biến động chi phí đầu vào,….
Triển khai đồng bộ và toàn diện từ quản lý thức ăn, con giống, quan trắc môi trường, chứng nhận VietGAP. Quản lý việc khai thác thủy sản, giảm số lượng đội tàu để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái môi trường. Cập nhật là ứng dụng công nghệ vào việc quản lý đội tàu, số hóa dữ liệu tàu cá lên Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase).
Và kế hoạch năm 2023
Thời tiết ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của ngành thủy sản. Do đó, để chủ động hơn trong các hoạt động nuôi trồng, khai thác, sản xuất, chế biến thủy sản, cần theo dõi thường xuyên chuyển biến của thời tiết, những chuyển động của thị trường. Ngành sẽ tham mưu chỉ đạo hướng tới hoàn thành mục tiêu năm 2023. Những loài thủy sản chủ lực, giá trị kinh tế cao tiếp tục phát huy mở rộng.
Ứng phó với tình trạng thiếu diện tích nuôi trồng, khu vực nuôi bị xâm nhập mặn, triển khai các biện pháp sử dụng hồ chứa để tăng diện tích mặt nước nuôi trồng. Hình thành và phát triển các chuỗi liên kết giữa các ngành, các cơ sở, doanh nghiệp để thành phẩm thủy sản đạt các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển, nuôi các loài sinh vật làm nguồn thức ăn,loài có lợi cho thủy sản như các loài nhuyễn thể, rong biển…
Năm 2023, sẽ tiếp tục ổn định diện tích nuôi trồng 1.3 triệu Ha, giảm dần khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng, tăng giá trị sản phẩm thủy sản. Từ những tháng cuối năm 2022 kéo dài đến năm 2023, ngành thủy sản vẫn sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Mục tiêu cho năm 2023 do Tổng cục thủy sản đề ra là đạt khoảng 8.74 triệu tấn về sản lượng (khoảng 96.7% so với năm 2022), tổng kim ngạch xuất 10 tỷ USD. Tổng cục thủy sản đề ra mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,74 triệu tấn, bằng 96,7% so với ước thực hiện năm 2022, trong số đó, sản lượng nuôi trồng khoảng 5,16 triệu tấn.
Theo TTXVN
Tin liên quan

PHỤC HỒI THỊ TRƯỜNG TÔM VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI VÀO NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2023
