SINH VẬT MANG VI BÀO TỬ TRÙNG EHP VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

SINH VẬT MANG VI BÀO TỬ TRÙNG EHP VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Vi bào tử trùng EHP xuất hiện ngày càng phổ biến trên nhiều tỉnh thành nuôi tôm tại Việt Nam, việc nhận biết các dấu hiệu không rõ ràng, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm PCR và chưa có giải pháp đặc trị hoàn toàn vi bào tử trùng cho tôm mắc phải. Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu thiệt hại do vi bào tử trùng vẫn là tìm hiểu sự xuất hiện, phát triển của EHP như thế nào, từ đó có giải pháp chủ động phòng bệnh. Một bài báo được đăng trên tạp chí khoa học trường Đại học Vinh đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu cả trong và ngoài nước về EHP xác định được nhiều loài sinh vật mang EHP và các yếu tố ảnh hưởng đến EHP. Hãy cùng BIOAQUA GROUP tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Xem trước: tìm hiểu về EHP

1. Vòng đời của Vi bào tử trùng EHP

Sinh vat mang bao tu trung EPH va giai phap phong ngua

Vòng đời và con đường truyền nhiễm của EHP


Nguồn: Chajarasphong và ctv, 2020

Một vòng đời của vi bào tử trùng EHP có thể phân chia thành 3 giai đoạn chính: bào tử ngoại bào, nhiễm trùng và nhiều giai đoạn sống nội bào.
(1)  Bào tử nảy mầm, bào tử đâm và màng tế bào vật chủ bằng ống polar và đưa vật chất di truyền vào trong tế bào chất.
(2)  Các bào tử phát triển và qua các lần phân chia trở thành một nhánh plasmodium.
(3)  Hình thành trong nhánh plasmodium các tiền chất giúp cho quá trình sinh bào tử .
(4)  Plasmodium bị phân cắt ra thành tiền bào tử.
(5)  Tế bào chủ vỡ ra và giải phóng các bào tử trưởng thành.

2. Con đường lây nhiễm

EHP lây nhiễm theo chiều ngang: tôm bị nhiễm EHP thải phân ra môi trưởng nước làm phát tán các bào tử ra ngoài, những con tôm khỏe ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh; hoặc do tập tính ăn thịt lẫn nhau của tôm, ăn phải tôm chết nhiễm EHP, nhiều sinh vật là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm cũng mang EHP, đây đều là những nguy cơ lây lan dịch bệnh nhanh chóng cho cả ao nuôi.
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc tôm bố mẹ nhiễm EHP sẽ lây qua tôm ấu trùng, hình thức lây nhiễm theo chiều dọc của EHP vẫn là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Vũ Khắc Hùng và ctv (2018) tiến hành thực hiện PCR trên nauplii, khi có bố mẹ xác định nhiễm EHP, zoeae giai đoạn 1 và zoeae giai đoạn 2 kết quả xét nghiệm cho thấy cũng dương tính với EHP. Tôm giống có thể đã bị lây nhiễm qua việc ăn phân của bố mẹ nhiễm EHP (lây nhiễm theo chiều ngang) hoặc do bị lây nhiễm giữa cá thể tôm này sang cá thể khác (lây nhiễm theo chiều dọc).

3. Vật chủ mang vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei

3.1. Các loài giáp xác mang EHP


Nhiều quốc gia đã nghiên cứu và công bố danh sách các loài giáp xác mang EHP như bảng 1

Bảng 1: Các loài giáp xác mang EHP

TT Tên Tiếng Việt Tên Khoa học Hình thức nhiễm tự nhiên Hình thức nhiễm thí nghiệm Vùng nghiên cứu
1 Tôm chân trắng Penaeus Vannamei x x Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia
2 Tôm sú P. monodon x x Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia
3 Tôm thẻ xanh P. stylirostris x   Úc, Brunei
4 Tôm vằn P. japonicas x   Ấn Độ, Úc
5 Tôm bạc P. merquiensis x   Ấn Độ, Thái Lan
6 Cua Eriocheir sinensis x   Anh
7 Ruốc NA x   Việt Nam
8 Tép trứng NA x   Việt Nam
9 Động vật phù du Artemia sp. x   Ấn Độ, Thái Lan
10 Động vật phù du Artemia salina x   Úc
11 Động vật phù du Crangonyx sp. x   Trung Quốc
12 Động vật phù du Macrocyclops distinctus x   Trung Quốc

Chú thích: NA - không có thông tin

Hai loài tôm được nuôi phổ biến nhất tại Việt Nam là tôm thẻ chân trắng và tôm sú đều được phát hiện bị nhiễm EHP trong cả điều kiện tự nhiên và thí nghiệm, đây là căn bệnh trở thành nỗi đau đầu cho nhiều bà con nuôi tôm vì bệnh không gây chết như gan tụy cấp hay phân lỏng, phân trắng, nhưng tôm nhiễm vi bào tử trùng EHP khiến tôm nuôi hoài không lớn.

Sinh vat mang bao tu trung EPH va giai phap phong ngua

Nhiều loài giáp xác, sinh vật phù du mang EHP 

 

3.2. EHP còn ký sinh ở một số loài sinh vật khác có trong ao nuôi

Ngoài các loài giáp xác, thì có 3 loài sinh vật khác đã được xác định có mang EHP đó là giun nhiều tơ, Ốc Đinh, Hàu. Ốc đinh và giun nhiều tơ xuất hiện nhiều do trứng, ấu trùng có trong nước cấp vào ao tôm, Hàu và Giun nhiều tơ được dùng làm thức ăn cho tôm, đặc biệt Giun nhiều tơ được ứng dụng nhiều làm nguồn thức ăn cho tôm bố mẹ trong trại giống. Việc sinh vật có nguy cơ mang mầm bệnh làm nguồn thức ăn yêu cầu người nuôi phải có các biện pháp phòng ngừa EHP trong trại giống.

Bảng 2: Sinh vật mang EHP ngoài giáp xác

TT Tên gọi Tiếng Việt Tên Khoa học Hình thức nhiễm Vùng nghiên cứu
1 Giun nhiều tơ Polychaeta sp TN Ấn Độ, Úc
2 Ốc Đinh NA TN Việt Nam
3 Hàu NA TN Việt Nam

Chú thích: TN - nhiễm tự nhiên; NA - không có thông tin


3.3. Các yếu tố vô sinh cũng mang EHP

Các vi bào tử trùng EHP cũng được xác định xuất hiện ngoài cơ thể sinh vật, chúng tồn tại trong nước ao nuôi, phân tôm, bùn đáy ao thời gian có thể 6 tháng tới 1 năm. Vi bào tử trùng có thể được giải phóng vào môi trường thông qua chất thải từ tôm, xác chết tôm phân hủy.

Bảng 3: Yếu tố khác mang EHP

TT Yếu tố mang EHP Hình thức nhiễm tự nhiên Hình thức nhiễm thí nghiệm Vùng nghiên cứu
1 Nước x x Thái Lan, Ấn Độ
2 Phân tôm x x Thái Lan, Ấn Độ
3 Bùn đáy ao x   Ấn Độ

 

Sinh vat mang bao tu trung EPH va giai phap phong ngua

Các chất thải mang EHP trong ao tôm

4. Một số vấn đề khác liên quan đến mức độ nhiễm vi bào tử trùng EHP

4.1. Giai đoạn EHP xuất hiện cao

EHP xuất hiện nhiều vào các vụ mùa hè (tháng 1-5), cụ thể theo nghiên cứu của Prathisha và cộng sự thực hiện tại Ấn Độ, vào lúc cao điểm (tháng 4) tỷ lệ nhiễm EHP lên tới 35%. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Hồng Phước và cộng sự vào mùa mưa lượng mẫu tôm giống nhiễm EHP cao gấp đôi mùa khô.

Sinh vat mang bao tu trung EPH va giai phap phong ngua

Tôm nhiễm EHP cao hơn vào mùa mưa ở nước ta 

4.2. EHP và Hội chứng phân trắng

Chưa có bằng chứng kết luận việc nhiễm EHP là nguyên nhân khiến tôm nhiễm phân trắng, ao nhiễm EHP có thể không bị phân trắng nhưng những ao xuất hiện hội chứng phân trắng thường bắt gặp nhiễm EHP tỷ lệ rất cao, do đó vẫn tồn tại mối liên hệ giữa EHP và phân trắng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả rằng EHP làm tôm nhạy cảm hơn với các bệnh khác do Vibrio gây ra như hoại tử gan tụy cấp hay hoại tử gan tụy tự hoại, khiến tỷ lệ tôm chết khi nhiễm EHP và gan tụy cấp cao hơn hẳn so với tôm chỉ nhiễm gan tụy cấp (Xem thêm: Phòng trị EHP - yếu tố khiến tôm nhạy cảm hơn với Vibrio)

5. Biện pháp phòng và ngăn ngừa EHP.

- Xử lý nước kỹ, diệt tạp, diệt khuẩn trước khi thả nuôi bằng lưới, Saponin, dùng Mega Vir/ Goal Vir diệt sạch vi khuẩn trong nước liều 500g/ 2500-3000m3. (Tham khảo: diệt tạp, diệt khuẩn hiệu quả trước khi thả tôm)

Sinh vat mang bao tu trung EPH va giai phap phong ngua

Diệt khuẩn trong ao nuôi 

- Rào lưới, chặn cống để ngăn chặn các loài giáp xác mang bệnh vào ao

- Cải tạo đáy ao kỹ, phơi đáy ao đất kỹ bằng vôi trước và sau vụ nuôi

- Chọn giống sạch bệnh, kiểm tra bằng PCR

- Hạn chế thả giống vào mùa có dịch bệnh nguy cơ bùng phát mạnh

- Quản lý chặt chẽ chất lượng nguồn thức ăn, nhất là thức ăn tươi sống, hạn chế cho tôm ương ăn hàu sống

- Xử lý môi trường định kỳ bằng các sản phẩm vi sinh như Mega Lact

- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học giữa các ao, tránh lây nhiễm chéo giữa các ao.

6. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

BIOAQUA GROUP - Chuyên thuốc thủy sản và tôm giống chất lượng cao

Viết bình luận của bạn