NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ TÔM BỊ LỎNG ĐƯỜNG RUỘT, ĐỨT KHÚC TRỐNG RUỘT

Hầu như vụ nuôi nào bà con cũng phải gặp khó khi tôm có các biểu hiện trống đường ruột, không đầy thức ăn, lỏng ruột, đường ruột trong kéo theo đó tôm ăn yếu, chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi, FCR cao, đến khi mua thương lái còn ép giá thì làm sao có lời?
Trước những biến đổi thất thường của khí hậu, diễn biến ngày càng nguy hiểm của dịch bệnh, việc bà con nuôi tôm chủ động thực hiện phòng tránh bệnh đường ruột sẽ là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, bà con cần trang bị cho những kinh nghiệm để nhận biết các dấu hiệu sớm để đưa ra giải pháp điều trị tối ưu. Hôm nay, Bioaqua Group xin tổng hợp và giới thiệu đến bà con các giải pháp phòng trị bệnh đường ruột như lỏng ruột, trong đường ruột, trống ruột, ruột đứt khúc…. vô cùng hiệu quả, được đánh giá cao nhất hiện nay, mời bà con theo dõi.
1. Hiểu vai trò quan trọng của đường ruột tôm
Đầu tiên, nói về đường ruột thì nằm dưới gan tụy, kéo dài xuống tận đuôi, rất dễ quan sát khi kiểm tra tôm. Khi quan sát dưới kính hiển vi, đường ruột tôm được bao phủ bởi số lượng rất lớn các nhung mao ruột. Các nhung mao này vô cùng quan trọng, chúng được cấu tạo bởi các tế bào hấp thu nước và dinh dưỡng tốt, là hàng rào bảo vệ khi các động bên ngoài tiếp xúc với ruột, tăng cường sức miễn dịch.
Đường ruột là “ngôi nhà” nơi mà có cộng đồng đông đúc các vi sinh vật có lợi và cả có hại cho tôm cũng tồn tại, đường ruột có chứa các enzyme tham gia vào hoạt động tiêu hóa, chuyển đổi, hấp thu dinh dưỡng, đào thải độc tố từ thức ăn.
Khi tôm mắc bệnh đường ruột, tức là có sự tấn công của các tác nhân mà chúng sẽ gây biến đổi cấu trúc của đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến rối loạn, mất đi các chức năng của đường ruột, dẫn đến biểu hiện của bệnh đường ruột.
Hiểu vai trò quan trọng của đường ruột tôm
2. Vậy đâu là các nguyên nhân chính khiến tôm bị bệnh đường ruột?
2.1 Chất lượng thức ăn không đảm bảo: thức ăn bị nấm mốc, sinh độc tố
Niêm mạc ruột là hàng rào đầu tiên giữa cơ thể tôm và với các loại thức ăn khi ăn vào, nên nó đã phát triển một số cơ chế khác nhau để hạn chế sự hấp thu độc tố. (Bouhet, S. & Oswald, I. P.,2005). T-2 (một loại độc tố nấm mốc trong thức ăn) làm tổn thương mô học nghiêm trọng ở nồng độ cao, làm thay đổi hầu hết cấu trúc hệ thống tiêu hóa, trong đó hầu hết tất cả các nhung mao ruột bị tách ra hoặc không tồn tại, cấu trúc niêm mạc bị lỏng lẻo và lớp dưới da một phần bị hòa tan mất, nên làm giảm tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của ruột (Zhanrui Huang, et al.,2019).
2.2 Tôm ăn phải tảo độc
Chúng tiết chất độc làm tê liệt biểu mô ruột, cản trở hấp thu dinh dưỡng, tảo lam là nguyên nhân khiến tôm bị phân trắng, nát là do thức ăn trong ruột tôm không được tiêu hóa hết.
2.3 Do ký sinh trùng, Vermiform, vi bào tử trùng EHP trong đường ruột tôm
Trong một nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ (2021), tỷ lệ Gregarine cao (96,5%) đã được phát hiện trong các mẫu tôm thu thập có dấu hiệu bệnh lý trong đường tiêu hóa, Vermiform và EHP cũng được phát hiện trong gan tụy và ruột giữa của các mẫu tôm nhưng với tỷ lệ thấp (lần lượt là 24,7% và 7,9%).
Gregarines là một nhóm ký sinh trùng đơn bào đa dạng thuộc ngành Apicomplexa (bộ Eugregarinida) thường ký sinh ở gan tụy và ruột giữ của tôm, nhuyễn thể và động vật chân đốt là vật thể trung gian, được cho là nguyên nhân làm tôm giảm ăn, chậm lớn và có liên quan đến bệnh phân trắng ở tôm. Tôm bị nhiễm Gregarine mật độ cao, sán sẽ làm tổn thương tế bào biểu mô đường ruột giữa của tôm (Hình 5) và tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển gây ra nhiều bệnh khác trên đường ruột và gây tỷ lệ chết cao.
Nguồn ảnh: Dang Thi Hoang Oanh, et al., 2021
Vermiform trong gan tụy và ruột giữa, là nguyên nhân làm tôm giảm ăn, chậm lớn, phân trắng. Viveriform xuất hiện do sự bong tróc, biến đổi và cuộn lại của các vi nhung mao (microvilli) của tế bào biểu mô tuyến gan (Aggregated Transformed Microvilli: ATM), Vermiform từ gan tụy ở mật độ cao sẽ xuống ruột và tích tụ dày đặc tại đó, dẫn đến hình thành phân trắng ở ruột giữa và thải ra ngoài.
Phết tươi cho thấy Viveriform (mũi tên) trong gan tụy (40X) (A); hình ảnh mô bệnh học của dạng Viveriform trong gan tụy (mũi tên) (H&E) (40X) (B)
Nguồn ảnh: Dang Thi Hoang Oanh, et al., 2021
Enterocytozoon hepatopenaei sp. là tên của một loài nội bào tử nấm ký sinh trùng nội bào bắt buộc (microsporidia) được phát hiện nhiễm trong các tế bào biểu mô của gan tụy và ruột giữa của tôm. Chúng sử dụng dinh dưỡng dự trữ trong gan tụy làm tôm chậm lớn.
2.4 Tôm bị bệnh đường ruột do Stress pH
Cấu trúc và sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tôm và sự căng thẳng của các yếu tố môi trường trong thời gian dài có thể làm thay đổi sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mầm bệnh. Biểu mô ruột bị teo ở nhóm pH 6,5, giảm tiêu hóa và hấp thu protein và carbohydrate. Biểu mô ruột bị tổn thương ở pH 9,5, con đường sinh tổng hợp kháng sinh đối với một số hợp chất đã giảm đáng kể. Phân tích mô học cho thấy các tế bào biểu mô ruột tôm ở pH 6,5 tách ra khỏi màng đáy, ở pH 9,5 tế bào biểu mô bị hoại tử. Stress pH mãn tĩnh, mất căn bằng hệ vi sinh làm giảm khả năng sàng lọc vi khuẩn, hệ miễn dịch suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hại xâm lấn. (JIA XIE, PH.D., 2020)
2.5 Tôm bị bệnh đường ruột do vi khuẩn
Ao nuôi có nhiều chất thải hữu cơ, thức ăn dư thừa tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn có hại phát triển, nhất là VIbrio, chúng xâm nhập vào đường ruột và bám vào thành đường ruột, làm cho những vị trí này không còn khả năng hấp thu dinh dưỡng nên đôi khi nhìn thấy các khoảng trống trong đường ruột.
3. Các biểu hiện thường gặp khi tôm mắc bệnh đường ruột
Tôm bỏ ăn, ăn yếu, còi cọc, bơi lờ đờ
Ruột đứt từng đoạn, không có thức ăn
Ruột lỏng chứa nhiều dịch
Phân tôm nát, ngắn, màu nhợt nhạt
Gan mềm nhũn, sưng phồng
Nguồn ảnh: Dongwei Hou, Zhijian Huang, Shenzheng Zeng, et al.,2018
4. Cách trị tôm bị lỏng đường ruột, đứt khúc, trống ruột triệt để
- Tiêu diệt các tác nhân gây bên ngoài bằng sản phẩm siêu diệt khuẩn phổ rộng Mega Vir/ Goal Vir Tiêu diệt trên các loại virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, đặc biệt là các dòng Vibrio gây bệnh đường ruột trên tôm. Sau khi tạt 24 giờ thấy mật độ Vibrio giảm rõ rệt.
- Để hạ pH đường ruột về mức an toàn, sử dụng White Gut acid hữu cơ 5-7 ml/ kg thức ăn 1 cữ sáng. Điều này sẽ giúp hạ pH đường ruột, giảm tải môi trường bất lợi và tiêu diệt nấm mốc, độc tố trong đường ruột.
- Sử dụng kháng sinh thảo dược Mega White/ Best White để điều trị những vấn đề liên quan đến phân đỏ, lỏng, ruột đứt đoạn của tôm nuôi chỉ sau 2 ngày và ngăn ngừa tái nhiễm. Đây là dòng sản phẩm thảo dược nhập 100% từ Ấn Độ chuyên nên an toàn cho cả tôm nhỏ, không gây kháng thuốc. Liều dùng được khuyến nghị là 10g/ kg thức ăn cho tôm.
- Tôm bị bệnh đường ruột kéo theo tổn thương hệ gan tụy, sau khi điều trị khỏi vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh trưởng của tôm. Do đó, bà con nên bổ sung thêm vitamin, dưỡng chất để bổ gan, dưỡng gan, phục hồi chức năng gan Megaliv-Aqua/ Vetliv-07.
Cách trị tôm bị lỏng đường ruột, đứt khúc, trống ruột triệt để
5. Phòng bệnh tôm bị lỏng đường ruột, đứt khúc, trống ruột
Ngăn chặn mầm bệnh vào hệ thống nuôi: Chọn lựa và thả con giống sạch bệnh từ cơ sở uy tín, xử lý nước, diệt khuẩn trước khi thả nuôi. Thả nuôi với mật độ phù hợp, khử trùng thiết bị dụng cụ nuôi.
Kiểm soát tốt chất lượng nước ao nuôi, diệt khuẩn định kỳ, sử dụng vi sinh để phân hủy các mùn bã hữu cơ, cắt tảo, phân giải khí độc bằng vi sinh Mega Lact/ UFO hoặc Mega PS
Sử dụng vi sinh định kỳ để xử lý nước
Quản lý thức ăn: Lựa chọn nguồn thức ăn chất lượng, bảo quản để không bị nấm mốc, cho ăn với lượng vừa đủ. Hạn chế sử dụng thức ăn tươi đặc biệt là giáp xác.
Tăng cường sức khỏe đường ruột: Bổ sung các vi sinh đường ruột, enzyme để hoạt động tiêu hóa, hấp thu tốt hơn, tăng cường khả năng miễn dịch cho tôm, bằng cách trộn Mega Gut/ Best Gut vào các bữa ăn hàng ngày cho tôm ăn.
Với tôm < 35 ngày 10ml vi sinh/kg thức ăn
Tôm > 35 ngày 5ml vi sinh/kg thức ăn
Định kỳ trộn kháng sinh thảo dược Mega White/ Best White để phòng ngừa với liều dùng 5g/kg thức ăn
Vậy là Bioaqua Group đã giới thiệu đến bà con về những nguyên nhân và dấu hiệu tôm bị lỏng đường ruột, đứt khúc, trống ruột và quan trọng nhất là quy trình phòng trị hiệu quả các căn bệnh này. Với mỗi tình trạng ao khác nhau sẽ sử dụng liều lượng sản phẩm khác, để phòng trị bệnh đường ruột đúng, bà con đừng ngại ngần gọi ngay cho bộ phận kỹ thuậ của Bioaqua Group để được tư vấn chi tiết, chính xác nhất.
6. Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA
- MST: 0312913693
- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: (+028) 3765 7863
- Hotline: 0934 014 646
- Fanpage: XNK-BIO-AQUA
- Youtube: bioaquagroup
- Tiktok: BIOAQUA_GROUP
- Website: bioaquagroup.com
Tin liên quan

Nuôi tôm trong mùa mưa bão: 8 vấn đề thường gặp và cách giải quyết
