KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP, BÁN CÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ

1. Tình hình nuôi tôm sú tại Việt Nam
Tôm sú ban đầu có nguồn gốc từ tôm bố mẹ và tôm giống hoang dã. Sau đó, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã được thuần hóa dần thay thế tôm sú vì khả năng lai tạo giống, tỷ lệ sống, khả năng nuôi mật độ cao, tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Một số công ty bắt đầu nghiên cứu việc thuần hóa tôm sú và ghi nhận nhiều sự tiến bộ vượt bậc trong di truyền của tôm sú (Penaeus monodon). Việt Nam là một trong số các quốc gia đã tận dụng dòng tôm sú mới được thuần hóa, dẫn đến sự khôi phục loài tôm này ở nhiều vùng.
Hiện nay, tôm sú và tôm thẻ chân trắng là hai loài được nuôi nhiều nhất tại nước ta, theo thống kê của Tổng cục Thủy sản năm 2021 tổng diện tích chăn nuôi tôm là 747 nghìn Ha, trong đó diện tích của tôm sú là 626 nghìn Ha, sản lượng đạt 265 nghìn tấn.
Năm 2022, ngành thủy sản đặt mục tiêu tăng diện tích nuôi lên 750 nghìn Ha, trong đó tôm sú đạt 625 nghìn Ha, tổng sản lượng tôm đạt 980 nghìn tấn, mang lại kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD.
Tình hình nuôi tôm sú tại Việt Nam
2. Thuận lợi và khó khăn của nuôi tôm sú so với tôm thẻ chân trắng
Thuận lợi:
Khi so sánh với tôm thẻ chân trắng, tôm sú có khả năng chống chịu với hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và EHP (tôm chậm lớn do vi bào tử trùng), hội chứng Taura (TSV), Hoại tử tế bào máu (IHHNV) tốt hơn.
Tôm thẻ chân trắng nuôi với mật độ cao nên yêu cầu trình độ quản lý, chi phí đầu tư cao. Nuôi tôm sú với vốn đầu tư thấp, không yêu cầu sục khí nhiều cũng như các thiết bị, cơ sở nâng cấp như khi nuôi tôm thẻ chân trắng. Mật độ nuôi sú thấp, ít ảnh hưởng tới môi trường nuôi, là loài tôm bản địa dễ thích nghi.
Tôm sú đạt kích cỡ lớn và có giá trị thị trường cao hơn, việc vận chuyển, bảo quản tôm sú dễ dàng hơn.
Tôm sú thương phẩm màu sắc bắt mắt, thịt chắc và ngọt, vẫn được ưa chuộng từ người dùng.
Khó khăn:
Năng suất và tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với tôm thẻ chân trắng nhưng công nghệ gia hóa tiếp tục được nghiên cứu và đạt nhiều thành tựu nên vẫn có cơ hội bắt kịp tôm thẻ chân trắng.
Ảnh hưởng kinh tế, chính trị nhu cầu tiêu thụ tôm sú giảm, sử dụng các sản phẩm tôm thẻ chân trắng, cá… có giá cả phù hợp với nhiều người dùng hơn.
Thuận lợi và khó khăn khi nuôi tôm sú
3. Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp đạt hiệu quả
Tôm sú xuất hiện từ sớm và trở nên thân thuộc với nhiều người dân Việt Nam, những lợi thế và xu hướng hồi phục trở lại của tôm sú sẽ là cơ hội để người nuôi tiếp tục tập trung vào loài tôm này. Tuy nhiên, để nuôi tôm đạt hiệu quả cao thì không hề đơn giản, người nuôi cần trang bị những kỹ thuật nuôi, liên tục cập nhật tình hình, giải pháp mới hiệu quả cao giúp tôm tăng trưởng nhanh, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thiết kế ao nuôi
Chuẩn bị ao lắng diện tích 500-1000m2 trữ 7-10 ngày, tiến hành sát trùng bằng clorin 15-30ppm.
Diện tích ao nuôi: 2000 - 3000m2.
Thiết kế hệ thống cánh quạt tăng cường oxy hòa tan trong ao nuôi 8 cánh quạt/ ao đối với hình thức nuôi bán công nghiệp, 16 cánh quạt/ ao đối với hình thức nuôi công nghiệp. Xây dựng hệ thống siphon đáy đặt cách bờ 3-5m để gom và loại bỏ chất thải.
Cải tạo ao
- Tháo cạn nước trong ao, dùng máy hút hết lớp bùn đáy ao, rửa sạch, san bằng đất
- Dùng vôi (CaO) rải bờ ao, đáy ao liều 50 - 100 kg/1000 m2 phơi khô đáy ao khoảng 7 ngày.
- Nước lấy qua ao lắng và được xử lý sẽ đưa vào ao nuôi có túi lọc, chiều cao nước 0,8-1,2m
Gây màu nước
Sử dụng phân urê 1,5 - 2 kg và 0,5 kg phân DAP/1000m3 nước, để sau vài ngày đến khi nước chuyển sang màu đọt chuối hay màu trà nâu nhạt, đây là màu thích hợp để nuôi tôm, lúc này có thể tiến hành thả giống.
Hoặc sử dụng vi sinh Mega Lact/ UFO để gây màu nước tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Nhân sinh khối trước khi sử dụng để đạt kết quả tốt nhất: trộn 227g vi sinh + 2-3kg mật đường + 50 lít nước sạch sục khí trong 8-10 tiếng, cho ao 1500-2000m3 nước.
Xem thêm: Gây màu nước ao tôm
Chuẩn bị ao nuôi tôm sú
Thả giống
- Chọn con giống từ các cơ sở giống uy tín, không nên vì lựa chọn những con giống rẻ không có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng kém dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ bị bệnh, gây thiệt hại trong quá trình nuôi.
- Con giống khỏe mạnh, hoạt động linh hoạt. Tôm có hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn.
- Cỡ giống thả: P15- P20
- Thời điểm thả nên chọn vào lúc thời tiết mát mẻ 5-7 giờ sáng hoặc 4 - 6 giờ chiều. Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa.
- Mật độ thả giống vừa phải tùy vào phương pháp nuôi, mùa vụ, kích cỡ thả nuôi. Nếu chọn nuôi bán công nghiệp thì mật độ thả từ 15 - 20 con/m2, nếu chọn phương pháp nuôi công nghiệp thì mật độ thả 20 - 30 con/m2. Mật độ thả nuôi quá dài của một số ao hiện nay từ 40-50 con/m2 gây ô nhiễm ao nuôi, dễ bùng phát dịch bệnh.
Cho tôm sú ăn
- Ngày đầu tiên cho ăn với lượng từ 1,5-2 kg thức ăn/ 100000. Sau đó cách 2 ngày tăng lượng thức ăn lên 0,2-0,3 kg thức ăn/ 100000.
- Khi tôm sú được nuôi từ 7 – 9 ngày: cho tôm ăn thức ăn ở dạng bột mịn, tập cho tôm thói quen ăn cách bờ 2-4 m.
- Từ ngày 15 trở đi, tôm sú có thể ăn bằng sàng, đặt cách bờ 1,5 – 2m, khoảng 2 – 3 sàng cho từ 1.600 – 2.000m2.
- Đảm bảo độ đạm trong thức ăn 35 – 42%. Đồng thời, bổ sung vào thức ăn cho tôm các loại Vitamin, khoáng chất, men vi sinh vào thức ăn cho tôm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng:
Acid hữu cơ White Gut
Men vi sinh đậm đặc Mega Gut/ Best Gut
Khoáng Super Moult/ Shell Max/ Mega Cal
Bổ gan, dưỡng gan: Megaliv Aqua/ Vetliv-07
Xem thêm: bộ tứ dinh dưỡng cho tôm siêu tăng trưởng
Quản lý
Dùng vi sinh xử lý nước định kỳ
Kiểm tra tôm thường xuyên về màu sắc, các bộ phận, thức ăn trong ruột, kiểm gan gan tụy.
Định kỳ kiểm tra các chỉ số môi trường như pH, độ mặn, kiềm, nhiệt độ nước vào lúc 6 - 7 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều, sự thay đổi pH sáng và chiều không được quá 1.
Thay nước, siphon khí có điều kiện, sử dụng vi sinh để xử lý nước định kỳ: Mega Lact/ UFO.
Thu hoạch tôm sú
Khi tôm đạt 20-30con/ kg có thể thu hoạch sau 4- 5 tháng nuôi khi thả Post P15 và cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe tôm và thị trường.
Thường có 2 hình thức thu hoạch:
- Thu tỉa: thu hoạch chọn những con tôm có kích cỡ lớn, cách này dùng khi ao có mật độ lớn cần giảm mật độ hoặc ao có tôm phát triển không đồng đều. Sau khi thu hoạch kiểm tra lại lượng tôm để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
- Thu hoạch toàn bộ: khi tôm đạt kích cỡ thu hoạch đồng đều. Thực hiện khi tôm lột vỏ trong ao <5%.
Trên đây BIOAQUA GROUP đã tổng hợp những tình hình mới nhất về nuôi tôm sú tại Việt Nam và những kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. Bà con có nhu cầu được tư vấn chi tiết về kỹ thuật nuôi tôm, sử dụng sản phẩm phòng trị dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế của ao, hãy liên hệ ngay với bộ phận kỹ thuật của BIOAQUA.
4. Thông tin liên hệ
Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA
- MST: 0312913693
- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: (+028) 3765 7863
- Hotline: 0934 014 646
- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP
- Youtube: bioaquagroup
- Tiktok: BIOAQUA_GROUP
- Website: bioaquagroup.com
Tin liên quan

PHỤC HỒI THỊ TRƯỜNG TÔM VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI VÀO NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2023
