KÍCH THÍCH TÔM LỘT XÁC ĐỒNG ĐỀU, AN TOÀN, NHANH CỨNG VỎ

1. Tại sao cần kích thích tôm lột xác?
Lớp vỏ cứng bên ngoài không thể tăng kích thước cùng cơ thể, vì vậy sau mỗi giai đoạn tăng trưởng, tôm cần lột vỏ để lớn lên, kích thước cơ thể sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột. Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi trường, dinh dưỡng.
Việc có lớp vỏ mới khỏe mạnh, cứng cáp giúp tôm tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Bỏ đi lớp vỏ cũ đồng thời giúp tôm khỏi các vết thương, các ký sinh, vi khuẩn bám trên vỏ và các bộ phận khác như râu, chân bơi.
Lột xác là quá trình chọn lọc tự nhiên, loại bỏ các cá thể tôm yếu ớt, còi cọc, chậm lớn.
Nâng cao năng suất chất lượng tôm thương phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.
Tôm phải lột xác để sinh trưởng và phát triển
2. Dấu hiệu nhận biết tôm lột xác
Tôm thẻ chân trắng thường lột vỏ vào buổi đêm từ 22 giờ đến 2 giờ sáng. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển, tôm sẽ lột vỏ vào những khoảng thời gian xác định. Trong cũng một thời điểm tôm thường không lột vỏ đồng loạt nhưng có xu hướng lột vào lúc thủy triều lên hoặc trăng tròn.
Bảng tổng hợp chu kỳ lột vỏ của tôm
Ngày nuôi | Số lần lột xác | Tổng số lần/tháng |
Khoảng cách ngày lột xác (ngày) |
Trọng lượng thân (gram) | Chiều dài (cm) | Cỡ tôm (con/kg) |
1-7 | 7 | 16-18 | 1 | 0.66 | 3.5 | 1500 |
8-15 | 4 | 16-18 | 2 | 1 | 4.7 | 1000 |
16-30 | 5 | 16-18 | 3 | 2 | 6.1 | 500 |
31-45 | 2 | 4-6 | 7 | 5 | 8.4 | 200 |
46-60 | 2 | 4-6 | 8 | 10 | 10.8 | 100 |
61-90 | 3 | 3-4 | 9 | 16 | 12.8 | 60 |
Nguồn: Dr. Booyarat Pratumchart, phòng khoa học thủy sinh, khoa khoa học, đại học Burapha và Dr. Chalor limsuwan, trung tâm nghiên cứu thương mại thủy sản, đại học Kasetsart, Thái Lan.
Quá trình lột xác của tôm bào gồm các giai đoạn: chuẩn bị lột xác, tiền lột xác, lột xác, thời kỳ sớm sau lột xác và sau lột xác.
Chuẩn bị lột xác
Đây là khoảng thời gian dài nhất trong chu kỳ lột của tôm, tôm càng tăng về kích thước thì độ dài giai đoạn này cũng tăng theo. Lúc này vỏ tôm sạch và cứng nhưng có màu nhạt, cơ thịt hơi lỏng, gan tụy co lịa bằng 1.02% trọng lượng thân. Giai đoạn này chủ yếu là tôm đồng hóa các khoáng chất.
Tiền lột xác
Giai đoạn này vỏ trở nên rất cứng, tôm giảm hoạt động hơn bình thường để dự trữ năng lượng. Để chuẩn bị cho quá trình lột xác, gan tôm cần tích lũy dinh dưỡng, khi tôm sẵn sàng lột vỏ khi gan tụy đạt kích thước to nhất (khoảng 1.17% trọng lượng thân). Tôm dùng lượng dinh dưỡng đó để hình thành lớp vỏ mềm mới tại tầng biểu bì. Nếu cơ thể chưa sẵn sàng tôm sẽ không lột vỏ. Tại tầng trong, tôm sẽ hấp thụ Chitin và khoáng chất chủ yếu là Mg và Ca từ lớp vỏ cũ để hỗ trợ làm cứng vỏ mới, hình thành một lớp màng.
Lột xác
Khi lớp vỏ mới đã hoàn chỉnh phía trong và lớp vỏ cũ đủ giòn, tôm bắt đầu bơm nước vào cơ thể làm vỡ lớp vỏ cũ ở phần đỉnh của thân tôm. Tôm cong cơ thể và búng mạnh để làm bung lớp vỏ cũ ra. Kích thước và trọng lượng cơ thể tôm sẽ tăng ngay lập tức nhưng cơ thịt tôm vẫn mềm.
Thời kỳ sớm sau lột xác và sau lột xác
Tôm lột xác vỏ còn mềm, bị mất nhiều năng lượng nên không thể bơi xa, lúc này dễ bị các kẻ thù nhắm đến. Tôm cần nhanh chóng bổ sung lượng khoáng từ môi trường để nhanh cứng vỏ, thường dưới 1 giờ, vì nếu lâu hơn khả năng bị ăn thịt sẽ tăng lên.
Vỏ tôm sau khi lột
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm?
3.1 Dinh dưỡng
Tôm cần đủ chất làm đầy nứt vỏ, để có đủ năng lượng lột vỏ và hình thành vỏ mới, tôm cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để quá trình lột xác diễn ra bình thường. Nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn cần có lượng đạm 30-45%.
Các khoáng chất là thành phần chính cấu tạo nên vỏ tôm, do đó giai đoạn lột vỏ tôm cần hấp thu lượng khoáng lớn, các loại khoáng đa lượng như Ca, K, Mg, K, P, Nacl và các khoáng vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn…Tỷ lệ Mg/Ca/K là 40/15/13, nếu tỷ lệ khoáng không cân bằng khiến tôm lột xác không hoàn toàn.
Nếu thiếu hụt khoáng chất, tôm lột xác không thể cứng vỏ, bị mềm vỏ. Vì tôm lột vỏ vào buổi đêm nên thời điểm thích hợp nhất bổ sung khoáng cho tôm là vào buổi chiều tối.
Trong quá trình lột xác nhu cầu về khoáng của tôm là rất lớn
Bảng: Các ion khoáng trong nuôi tôm ở độ mặn 30 ppt
Khoáng (mg/l) |
Tôm thẻ |
Tôm sú |
Na |
7500 |
8000 |
Cl |
10500 |
10000 |
Ca |
550 |
600 |
Mg |
6000 |
500 |
K |
390 |
400 |
P |
400 |
15 |
S |
Nd |
500 |
Mn |
0.2 |
5 |
Cu |
270 |
190 |
Bảng: Các ion khoáng trong môi trường nước tự nhiên
Khoáng (ppm) |
Sông |
Nước ngầm |
Nước biển |
Nước mưa |
Ca2+ |
17.8 |
<100 |
400 |
1 |
Mg2+ |
4.6 |
<50 |
1300 |
1 |
Na+ |
8.7 |
<200 |
10500 |
3 |
K+ |
17 |
<10000 |
400 |
0.5 |
SO42- |
13.3 |
<300 |
1500 |
2 |
Cl- |
10 |
10-1000 |
19000 |
5 |
HCO3- |
67 |
<500 |
145 |
0 |
CO3 |
|
<10 |
|
0 |
3.2 Môi trường nuôi
Các yếu tố môi trường không thuận lợi có tác động ức chế hoạt động lột xác của tôm, thậm chí làm chết tôm trong quá trình lột xác. Tôm có khuynh hướng lột vỏ khi pH < 8.3, nhu cầu oxy tăng gấp đôi so với bình thường.Bổ sung độ mặn cho những ao nuôi độ mặn thấp, tuy nhiên nếu >25‰, vỏ tôm trở nên dày, cứng, kéo dài thời gian lột xác.
Bảng: Nhu cầu khoáng và oxy của tôm
Giờ |
pH |
Quá trình lột xác |
Nhu cầu oxy và khoáng chất |
16 |
8.7 |
|
|
18 |
8.5 |
Sẵn sàng lột |
|
20 |
8.3 |
Bắt đầu lột |
Nhu cầu oxy tăng cao gấp 2 lần |
22 |
8.0 |
|
Nhu cầu oxy tăng cao gấp 2 lần |
24 |
7.8 |
|
Nhu cầu oxy tăng cao gấp 2 lần |
02 |
7.7 |
|
Hấp thu khoáng chất từ môi trường nước ao nuôi |
04 |
7.7 |
Bắt đầu cứng vỏ |
Hấp thu khoáng chất từ môi trường nước ao nuôi |
06 |
7.7 |
|
|
08 |
|
|
|
Tình trạng mùa mưa kéo dài làm độ oxy hòa tan giảm, khí độc, thiếu khoáng. cần sục khí, giảm lượng ăn, kiểm tra pH và kiềm sau mỗi 2-3 tiếng trong lúc mưa lớn.
3.3 Tình hình dịch bệnh
Bệnh đóng rong, nấm, ký sinh trùng, hội chứng taura, bệnh do vi khuẩn vibrio… ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm, làm chậm quá trình hay không thể lột xác.
4. Kích thích tôm lột xác đều, an toàn
- Việc chuẩn bị môi trường kỹ trước khi thả nuôi, nuôi đúng thời vụ, mật độ vừa phải giúp các chu kỳ lột xác của tôm diễn ra thuận lợi hơn.
- Để kích thích tôm lột xác đều bà con tiến hành thay nước một phần nếu có điều kiện, diệt khuẩn ao nuôi, diệt ký sinh trùng, dùng vi sinh xử lý các chất thải, mùn bã hữu cơ là nguyên nhân khiến nền đáy ao ô nhiễm.
- Sục khí liên tục, bổ sung oxy hòa tan cho ao nuôi vào lúc tôm lột bằng Oxy Fix 1 kg/1000m2. Duy trì nồng độ oxy hòa tan: 4-6 mg/l trong xuyên suốt quá trình lột, xử lý khí độc H2S ở đáy ao.
- Bổ sung đồng thời khoáng vào các bữa ăn và ao nuôi:
+ Bổ sung khoáng Super Moult 10g/kg thức ăn để tôm dự trữ lượng khoáng cần thiết trong mô thịt, sẵn sàng cho lột xác.
+ Trong ao nuôi: sử dụng Strong Mineral/ Gold Key 1kg/ 1000m2 để kích thích tôm lột xác đồng thời, nhanh cứng vỏ với tỷ lệ khoáng thích hợp.
- Độ pH: tôm lột xác khi pH đạt 7-8.5 tốt nhất là 7.5-8. Tôm lột xác khi pH đạt 7 – 8,5 và tốt nhất 7,5 – 8. Duy trì độ trong nước ao nuôi từ 30-40cm.
+ pH < 7.5 cần bón vôi (CaCO3, Dolomite) với liều 10 – 20kg/1.000 m3 nước
+ pH > 8,5 sử dụng vi sinh với 3kg/1000m3 tạt xuống ao nuôi.
- Độ kiềm: Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng nên cần duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO3/l, sử dụng Pro Shell/ Strong Mineral 10kg/2000m2 và bổ sung khoáng 3 – 5 ngày/lần vào ban đêm giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.
Bổ sung khoáng cho tôm
- Quá trình lột xác của tôm cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của tảo trong ao do ban đêm tôm dùng hết một loại khoáng mà phiêu sinh vật cần sử dụng. Ngày thứ 3 sau lột nước trở nên sẫm màu, pH giảm, bong bóng nổi trên mặt nước. Do đó, cần tiến hành kiểm tra lại các chỉ số môi trường.
- Việc lột xác cũng làm mới hệ tiêu hóa cho tôm, nên bổ sung vi khuẩn có lợi vào cử ăn sau khi lột xác bằng Mega Gut/ Best Gut 10 ml/ kg thức ăn vào 3-4 cử ăn tiếp theo để kiểm soát vibrio, tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
Bổ sung men vi sinh sống đậm đặc vào cho tôm
5. Thông tin liên hệ
Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA
- MST: 0312913693
- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: (+028) 3765 7863
- Hotline: 0934 014 646
- Fanpage: BIOAQUA-GROUP
- Youtube: bioaquagroup
- Tiktok: BIOAQUA_GROUP
- Website: bioaquagroup.com
Tin liên quan

Nuôi tôm trong mùa mưa bão: 8 vấn đề thường gặp và cách giải quyết
