KHỞI ĐỘNG ĐẦU NĂM 2023: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP NÀO CHO NGÀNH THỦY SẢN

KHỞI ĐỘNG ĐẦU NĂM 2023: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP NÀO CHO NGÀNH THỦY SẢN

Ngành thủy sản khép lại năm 2022 với nhiều mốc kỷ lục sản xuất và xuất khẩu, quá trình đạt được kết quả đó liên tục phải đối mặt với nhiều thử thách và tận dụng nhiều nguồn lực để nắm bắt cơ hội phát triển.

Nhiều khó khăn do tình hình thời tiết, khí hậu, kinh tế, chính trị, trình độ khoa học kỹ thuật, hoành hành dịch bệnh trong chăn nuôi đã diễn ra mạnh mẽ, liên tục nhất là từ nửa cuối năm 2022. Theo đó, nhiều phương tiện truyền thông cũng đã thông tin những dự báo của các chuyên gia về những thách thức mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản sẽ tiếp tục đối mặt trong năm mới 2023. Có thể kể đến như tín dụng thắt chặt, tồn kho cao, lạm phát, sức mua giảm, cạnh tranh toàn cầu với các nước đang phát triển vượt bậc về chế biến thủy sản….

Những giải pháp có thể thực thi để ứng phó với tình hình khó khăn chung đó là:

Cố gắng, tích cực thu thập các thông tin cần thiết để có những đánh giá về thị trường từ đó đưa ra quyết sách, quá trình này nếu kéo dài thời gian thì cần dành nguồn lực để giải quyết đồng thời các vấn đề cấp bách của doanh nghiệp trước, đó là:

+ Nhanh chóng giải phóng lượng hàng tồn kho bằng cách điều chỉnh giá, hạn chế kẹt vốn, đầy kho. Việc bảo quản hàng cần được quan tâm, như trang thiết bị, máy móc làm lạnh đầy đủ đáp ứng nhu cầu dự trữ khi cần. Tính toán lượng hàng tồn kho cần dự trữ dựa vào những nghiên cứu, xu hướng thực tế từ nhu cầu tiêu thụ của thị trường, rà soát tồn kho kịp thời tranh thủ cơ hội kinh doanh….

+ Lượng nguyên liệu mua đủ cho đơn hàng, tránh dư thừa

+ Tiết kiệm, tối ưu hóa quy trình chế biến, cắt giảm chi phí.

+ Ưu tiên nguồn lực cho sản xuất chính, không phân chia tràn lan.

Đó là các giải pháp chung và cơ bản nhất mà nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện, để hướng tới những mặt sâu hơn, bền vững hơn, nhiều quyết sách cần được thực hiện như:

+ Tăng cao năng suất lao động: ứng dụng cơ giới hóa, chuyển đổi số trong những công đoạn sản xuất, nâng cao hiệu quả quản trị qua ứng dụng các thành quả  mới. Để thực hiện điều này cần có kế hoạch rõ ràng cho mục tiêu vì cần điều động nguồn vốn đầu tư lớn. Khi năng suất lao động tăng, nghĩa là giá thành giảm đi, tăng cạnh tranh của sản phẩm, tự động hóa còn đảm bảo những chất lượng đồng đều cho sản phẩm.

+ Mục tiêu doanh nghiệp luôn là lợi nhuận, tuy nhiên để phát triển nhanh, trước hết cần phải xây dựng nền tảng vững vàng, phát triển nhanh nhưng phải bền vững. Các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, xây dựng chiến lược, xây dựng thương hiệu….để có một hướng đi rõ ràng.

+ Đáp ứng xu thế của thế giới, tăng tính thuyết phục người tiêu dùng: xây dựng nền tảng hoạt động vững vàng, tiến tới theo đuổi phát triển bền vững. Con đường đi đến phát triển bền vững muốn bền vững thực sự phải chú trọng toàn diện như xây dựng văn hoá DN, đạo đức kinh doanh, xây dựng chiến lược hoạt động, xây dựng thương hiệu… để có hướng đi rõ ràng và bài bản.

Cụm từ “kỳ tích” được nhắc lại nhiều lần gần đây của ngành Tôm của Ecuador, họ nhảy vọt từ vị trí hạng 6 lên dẫn đầu chỉ trong vòng 5 năm. Tận dụng tối đa những ưu ái do điều kiện vị trí địa lý, họ gần nguồn nguyên liệu thức ăn, gần Hoa Kỳ nên chi phí vận chuyển thấp hơn khi xuất khẩu sang và đặc biệt là chiến lược con giống khiến giá thành tôm vô cùng cạnh tranh, giá thấp hơn khoảng 1 USD/ kg so với tôm Việt Nam. Một hạn chế của họ là trình độ chế biến mức trung bình, do đó riêng với ngành nuôi tôm Việt Nam, có những chiến lược cụ thể có thể tập trung như:

Kiểm soát chặt chẽ nguồn con giống, đầu tư cơ sở thủy lợi ở các khu vực nuôi trọng điểm. Nâng cao giá trị thương phẩm bằng cách chú trọng đầu tư trang trại ASC để tạo uy tín chất lượng với khách hàng khó tính từ Tây Âu.

Để đáp ứng nhu cầu của từng thị trường khác nhau, doanh nghiệp Tôm cần linh động, ở Hoa Kỳ cần tham gia vào hệ thống phân phối cao cấp, tận dụng chi phí vận chuyển thấp ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc để giảm tăng ảo và giá bán ở các thị trường này. Khu vực Tây Âu đẩy mạnh nguồn tôm được chứng nhận ASC để thâm nhập vào phân khúc cao cấp.

Tất nhiên Ecuador càng nhìn nhận rõ hơn những điểm họ cần nỗ lực hơn và chúng ta thực sự đang vào một cuộc đua, nếu chậm trễ, chúng ta sẽ gặp thêm nhiều thách thức khó bắt kịp hơn nữa vào thời gian tới.

Một mặt hàng chủ lực khác trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đó là Cá Tra cũng phải đối mặt nhiều khó khăn. Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Trung Quốc tiếp tục phát triển sản phẩm Cá Tra đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu sẽ cạnh tranh với Doanh nghiệp Việt.

khoi-dong-dau-nam-2023-thach-thuc-va-giai-phap-nao-cho-nganh-thuy-san

Đẩy nhanh tốc độ phát triển trong ngành xuất khẩu tôm giành vị thế

Đàn cá bố mẹ của nước ta cũng chưa tốt, tỷ lệ ươm thành công thấp dưới 20% và tỷ lệ nuôi thành công cũng không cao, khoảng 50%, khiến giá thành tăng. Giải pháp tiên quyết là phải đầu tư chọn lọc đàn cá bố mẹ. Thành tựu lai tạo cá rô phi để tăng tỉ lệ thịt cũng là hướng đi, kinh nghiệm cho cá tra. Nâng cao tỉ lệ sản phẩm chế biến cao, kiểm soát sản lượng cá nuôi phù hợp tình hình cung cầu cá thịt trắng thế giới cũng là những quan tâm hàng đầu cho ngành cá, để sự phát triển ổn định và bền vững.

Khởi động đầu năm, trước mắt đường còn lắm chướng ngại, sẽ khiến ta không chủ quan, luôn bình tĩnh nhẫn nại tìm sách lược vượt qua từng cái khó một trên tinh thần vững tin “Đầu xuôi đuôi lọt”!

Theo TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

 

Viết bình luận của bạn