GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH ĐẦU VÀNG DO VIRUS TRÊN TÔM HIỆU QUẢ

GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH ĐẦU VÀNG DO VIRUS TRÊN TÔM HIỆU QUẢ
Virus đầu vàng (YHV) được xếp vào một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất, gây hại trên nhiều loài tôm  he, đặc biệt là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, gây thiệt hại kinh tế cao. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp phòng bệnh đầu vàng Yellow Head Disease - YHD) 
 

1. Tác nhân

Bệnh đầu vàng do virus (Yellow Head virus – YHV) hình que kích thước 44±6×173±13nm, là loại virus gây hội chứng liên quan đến mang (Gill-associated virus - GAV) thuộc họ Roniviridae, giống Okavirus.

Bệnh lây truyền theo chiều ngang khi các vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước, lây giữa các cá thể tôm thông qua chất thải và ăn thịt lẫn nhau, hiện chưa có bằng chứng cho thấy bệnh có thể lây lan theo chiều dọc.

giai-phap-phong-benh-dau-vang-do-virus-tren-tom-hieu-qua

Tôm sú nhiễm bệnh đầu vàng

 

2. Triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh đầu vàng trên tôm

Khi tôm ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh có dấu hiệu bất ngờ ăn nhiều hơn so với bình thường, hoạt động bất thường trong vài ngày sau đó đột ngột bỏ ăn hẳn, trong 1-2 ngày kế tiếp tôm bơi lờ đờ, vô định và bắt đầu chết.

Màu sắc tôm nhợt nhạt, mang tôm chuyển màu trắng, vàng hoặc nâu, phần giáp đầu ngực phồng lên và có màu vàng.

Dạ dày và đường ruột sưng to, gan tụy sưng và chuyển màu vàng

Những biểu hiện của bệnh thường xuất hiện không rõ ràng nên cần thực hiện xét nghiệm PCR xác định dương tính với GAV/YHV. Kết quả kiểm tra tế bào máu cho thấy nhân tế bào hồng cầu thoái hóa kết đặc lại hoặc bị phá hủy phân mảnh.

YHV nhắm mục tiêu vào các mô có nguồn gốc ngoại bì và trung bì bao gồm cơ quan bạch huyết, tế bào máu, mô tạo máu, phiến mang và mô liên kết xốp của lớp dưới da, ruột, tuyến râu, tuyến sinh dục, dây thần kinh và hạch (Lightner  D.V. (ED.) 1996)

Bệnh đầu vàng là một trong những bệnh phổ biến trên tôm sú và một số loài như tôm thẻ chân trắng, tôm bạc…. hiện nay, bệnh gây hậu quả nghiêm trọng, lây lan nhanh chóng, tôm chết hàng loạt lên tới 100% chỉ sau 3-5 ngày từ khi quan sát thấy các dấu hiệu bệnh lý.

Giai đoạn xuất hiện bệnh nhiều nhất vào tháng nuôi thứ 2,3 thường gặp tại những ao bị ô nhiễm và nuôi với mật độ cao. Ở Việt nam các vùng nuôi tôm sú của các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Nam Bộ đã có tôm bị bệnh đầu vàng gây tôm chết (Theo Bùi Quang Tề, 1994 - 2001 và Đỗ Thị Hoà, 1995).

giai-phap-phong-benh-dau-vang-do-virus-tren-tom-hieu-qua

Hình: Phân tích mô bệnh học của mang và cơ quan lympho của tôm sống sót (PCR âm tính) (A và C) và tôm chết có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm YHV (B và D). Màu đỏ mũi tên chỉ ra hạt nhân pyknotic và mũi tên đen cho thấy karyorrhexis. (Nguồn: P. Srisapoome và cộng sự. )

 

3. Biện pháp phòng bệnh đầu vàng trên tôm

Thả giống sạch bệnh (SPR), kiểm tra tôm giống bằng phương pháp PCR.

Chuẩn bị ao nuôi kỹ, tiến hành diệt các loài giáp xác mang mầm bệnh. Diệt khuẩn ao nuôi bằng sản phẩm diệt khuẩn phổ rộng Mega Vir/ Goal Vir. Sau 24 giờ diệt khuẩn cấy lại vi sinh cho ao.

Thả nuôi với mật độ vừa phải. Chặn cống rãnh, màng lưới để ngăn chặn các loài trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi.

ổ sung vào thức ăn cho tôm các khoáng chất, vitamin (đặc biệt là Vitamin C) để tăng cường sức đề  kháng cho tômKiểm tra tôm định kỳ bằng xét nghiệm PCR để phát hiện sớm bệnh, nếu phát hiện bệnh cần tiến hành thu hoạch ngay, cải tạo lại ao kỹ để nuôi ao mới.

giai-phap-phong-benh-dau-vang-do-virus-tren-tom-hieu-qua

Thực hiện diệt khuẩn phòng bệnh đầu vàng trên tôm

 

4. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: XNK-BIO-AQUA

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn