NONG TO ĐƯỜNG RUỘT VÀ TÁI TẠO NHUNG MAO RUỘT BẰNG VI SINH HIỆU QUẢ

NONG TO ĐƯỜNG RUỘT VÀ TÁI TẠO NHUNG MAO RUỘT BẰNG VI SINH HIỆU QUẢ

Hệ vi sinh đường ruột giữ vai trò quan trọng trong hấp thu, tiêu hóa thức của đường ruột. Khi hệ vi sinh mất cân bằng, đường ruột bị tổn thương ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm. Mời bà con hãy cùng BIOAQUA tìm hiểu giải pháp bổ sung vi sinh để bảo vệ, duy trì và phục hồi đường ruột khỏe mạnh cho tôm qua bài viết dưới đây.

1. Cấu tạo đường ruột tôm

Tôm có cấu tạo vẫn còn rất đơn giản. Đường ruột tôm nằm trên lưng tôm dễ dàng quan sát được khi nhìn bằng mắt thường.

Khi quan sát dưới kính hiển vi, đường ruột được bao phủ bởi những nhung mao ruột giữ chức năng làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt để hấp thu dinh dưỡng. Trên nhung mao được bao phủ số lượng lớn các tế bào hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, đồng thời là nơi chứa các tế bào lympho, đại thực bào và tế bào miễn dịch đóng vai trò chính trong hệ miễn dịch của tôm.

Trong đường ruột tôm gồm các enzyme tiêu hóa thức ăn và tồn tại hệ vi sinh vô cùng đa dạng có tác động đến chức năng đường ruột tôm.

 

Cấu tạo đường ruột tôm

 

2. Sự đa dạng của hệ vi sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột

2.1 Thí nghiệm nghiên cứu hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thụ và sinh trưởng của tôm.

Để hiểu rõ và phân loại các vi sinh, một thí nghiệm được thực hiện bởi Angela Landsman cùng các cộng sự trên các mẫu được lấy từ 3 môi trường: tự nhiên, ao nuôi, nuôi trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy về số lượng vi sinh vật trong ruột tôm ở các ba môi trường không có nhiều sự khác biệt. Nhưng đối với mẫu trong phòng thí nghiệm, các chủng Proteobacteria, Bacteroidetes, Saccharibacteria và vi khuẩn Actinobacteria. Trong mẫu từ ao nuôi tìm được các chủng Vibrionaceae, Firmicutes, Fusobacteria và khuẩn lam được tìm thấy nhiều nhất.

giai-phap-nong-to-duong-ruot-va-tai-tao-nhung-mao-ruot-bang-vi-sinh-hieu-qua

Kết quả thí nghiệm phân tích hệ vi sinh đường ruột

Nguồn: Tepbac

Kết luận được đưa ra là hệ vi sinh đường ruột vô cùng phong phú, với môi trường sống khác nhau sẽ xuất hiện các chủng khác nhau.

Các yếu tố rác động hệ vi sinh đường ruột gồm yếu tố nội sinh (giai đoạn phát triển, điều kiện sinh lý, sức khỏe, độ đói của tôm) và các yếu tố ngoại sinh (độ stress, độ mặn, nhiệt độ, thành phần thức ăn, chất lượng nước nuôi,...) làm mất cân bằng hệ vi sinh. Một nghiên cứu cho thấy nếu thành phần thức ăn chứa nhiều tinh bột sẽ làm giảm số lượng các vi sinh vật có lợi, trong khi các mầm bệnh như Aeromonas, Desulfovibrio có cơ hội phát triển mạnh.

2.2 Cơ chế tác động của vi khuẩn gây hại đến đường ruột tôm

Hệ vi sinh vật trong đường ruột gồm các chủng có lợi và có hại với tôm, chúng cùng sinh sống ở tỷ lệ phù hợp, khi những yếu tố tiêu cực tác động làm mất đi sự cân bằng dẫn này sẽ đến rối loạn sinh lý, tạo điều kiện cho các khuẩn gây hại phát triển mạnh.

Vi khuẩn có hại sẽ cạnh tranh chỗ bám vào thành đường ruột và dinh dưỡng với các lợi khuẩn. Các độc tố sinh học được tiết ra từ thành tế bào của vi khuẩn phá vỡ các điểm nối giữa các tế bào nhung mao, làm tổn thương nhung mao ruột. Điều đó ảnh hưởng khả năng tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng của tôm, đồng thời lớp bảo vệ đường ruột suy yếu làm các chất độc từ thức ăn, vi khuẩn… dễ dàng tấn công vào hệ tuần hoàn, tôm mắc các bệnh về đường ruột.

Để hạn chế bệnh đường ruột cần tìm ra nguyên nhân gây biến động hệ vi sinh, bổ sung chủng còn thiếu, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

giai-phap-nong-to-duong-ruot-va-tai-tao-nhung-mao-ruot-bang-vi-sinh-hieu-qua

Các yếu tố ảnh hưởng tới đường ruột tôm

 

3. Tầm quan trọng của hệ vi sinh, tại sao cần nong to đường ruột tôm?

Giúp tiêu hóa tốt thức ăn, tôm hấp thu tối đa chất dinh dưỡng nên sinh trưởng tốt, sử dụng thức ăn hiệu quả làm giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR, tiết kiệm chi phí.

Hạn chế thức ăn dư thừa, giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường, do đó cũng góp phần giảm công sức, chi phí xử lý môi trường.

Cạnh tranh với vi khuẩn có hại, kiềm hạn sự phát triển của chúng, tăng cường hệ miễn dịch cho tôm, nâng cao sức chống chịu của tôm, hỗ trợ việc điều trị các bệnh tôm.

Khi tôm ăn nhiều, tiêu hóa tốt, hấp thu tối đa dinh dưỡng, đường ruột khỏe mạnh, được nong to, kích thích tôm tăng trưởng phát triển nhanh chóng. Vì vậy, việc bổ sung vi sinh, nong to đường ruột vô cùng cần thiết cho tôm.

Cơ chế tái tạo nhung mao, nong to đường ruột bằng cách bổ sung vi sinh vào thức ăn cho tôm

Những vi sinh có lợi  (probiotic) chủ yếu là các chủng Bacillus và Lactobacillus sẽ hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn rồi chuyển hóa tạo ra một số loại protein ngoại bào giúp thúc đẩy việc tiêu hóa thức ăn của tôm. Đồng thời, lợi khuẩn cũng giúp chuyển hóa một số độc tố trong thức ăn tôm.

Probiotic tiết ra enzyme phân hủy carbohydrate thành các acid béo những acid này làm giảm pH đường ruột ức chế vi khuẩn có hại.

Cạnh tranh chỗ bám trên thành đường ruột với vi khuẩn có hại, làm cho lớp lông mao dày lên, giữ cho lớp nhung mao được khỏe mạnh, tạo hàng rào miễn dịch thiết yếu, giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh

Khi nhung mao bị tổn thương sẽ khôi phục tổn thương bằng cách kích thích tái tạo tế bào biểu mô trên nhung mao. Đồng thời các hoạt chất đặc hiệu tác động và kích thích các tế bào miễn dịch có trên nhung mao tiết ra Lysozyme -  một loại enzyme có hoạt tính kháng khuẩn mạnh giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh.

giai-phap-nong-to-duong-ruot-va-tai-tao-nhung-mao-ruot-bang-vi-sinh-hieu-qua

Chi tiết kiểm tra mô học ruột của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus được nuôi bằng các chế độ ăn thử nghiệm. Tuần 4: A (Control); B (HY); C (BL); D (SYN). Tuần 8: E
(Control); F (HY); G (BL); H (SYN). VH, SM, LP lần lượt thể hiện chiều cao nhung mao, lớp dưới niêm mạc và lớp đệm. Thanh chia độ = 20 μm; Độ phóng đại ban đầu ×200.


Nguồn: M. Chen et al. Báo cáo Nuôi trồng Thủy sản 17 (2020)

 

3. Giải pháp nông to đường ruột và nhung mao thành ruột tôm từ BIOAQUA

Bằng  phương pháp phân tích ADN, phân tích mô bệnh học và các nghiên cứu chuyên sâu về các chủng vi sinh có lợi các nhà khoa học tại Ấn Độ đã tìm ra cơ chế tái tạo tế bào biểu mô trên nhung mao, giúp khôi phục hoàn toàn mạng lưới nhung mao ruột, từ đó khôi phục hoạt động tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và hệ miễn dịch của tôm.

Ứng dụng nghiên cứu vào sản xuất với công nghệ hiện đại, đã cho ra đời Mega Gut/ Best Gut cung cấp các chủng vi sinh có lợi siêu đậm đặc được kết hợp với tỷ lệ phù hợp, giúp phát huy tối đa hoạt lực và khả năng thúc đẩy tiêu hóa, hấp thu thức ăn của chúng. Nhờ đó, ngăn chặn và điều trị hiệu quả các bệnh đường ruột tôm như phân lỏng, phân trắng, ruột đứt khúc….

Đặc biệt, Mega Gut/ Best Gut hoàn thiện nhanh chóng hệ miễn dịch cho tôm nhỏ từ giai đoạn < 30 ngày tuổi, nâng cao khả năng chống chịu, tăng tỷ lệ sống cho tôm. Bà con nên sử dụng xuyên suốt men vi sinh để bổ sung vào thức ăn cho tôm trong suốt vụ nuôi, với liều dùng khuyến cáo từ nhà sản xuất:

Đối với tôm nuôi dưới 35 ngày thì nên dùng liều lượng 10ml cho 1 kg thức ăn.

Đối với tôm nuôi trên 35 ngày, giảm liều lượng xuống còn 5ml cho 1kg thức ăn bởi lúc này hệ tiêu hóa của tôm đã ổn định hơn.

giai-phap-nong-to-duong-ruot-va-tai-tao-nhung-mao-ruot-bang-vi-sinh-hieu-qua

Vi sinh đường ruột cho tôm cao cấp

Hiện nay, BIOAQUA GROUP là đơn vị duy nhất nhập khẩu Mega Gut/ Best Gut và phân phối tại thị trường Việt Nam. Để an tâm sử dụng sản phẩm chính hãng chất lượng với mức ưu đãi nhất và tư vấn chuyên sâu kỹ thuật phòng trị bệnh tôm hiệu quả, hãy liên hệ trực tiếp với BIOAQUA GROUP:

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn