PHÒNG VÀ TRỊ EHP - YẾU TỐ KHIẾN TÔM CHẬM LỚN VÀ NHẠY CẢM HƠN VỚI VIBRIO

PHÒNG VÀ TRỊ EHP - YẾU TỐ KHIẾN TÔM CHẬM LỚN VÀ NHẠY CẢM HƠN VỚI VIBRIO

1. Tìm hiểu về EHP

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) một loại ký sinh trùng microsporidian được phân loại trong họ nấm Enterocytozoonidae.

Bào tử EHP là bào tử đơn nhân, hình bầu dục có kích thước (1,1 ± 0,2 μm × 0,6 ± 0,2 μm). Bào tử của EHP được bao bọc bởi một thành bào tử gồm hai lớp dày đặc: Lớp exospore bên ngoài dày 10nm và electron-lucent bên trong dày 2nm (nội bào tử) bảo khỏi các tác động của môi trường, vì vậy hiện chưa có biện pháp trị khỏi hoàn toàn vi bào tử trùng. 

EHP được chẩn đoán thông qua kiểm tra mô học, lai tại chỗ và PCR (Tangprasittipap và cộng sự, 2013; Tang và cộng sự, 2015).

ehp-yeu-to-khien-tom-nhay-cam-hon-voi-vibrio
Kiểm tra EHP ở trên tôm sú nhiễm bệnh

(A) Mẫu nhuộm H&E của mô gan tụy cho thấy có nhiều vi bào tử trùng microsporidian.

(B) Mẫu soi tươi của vi bào tử trùng microsporidian từ thang Percoll.

(C và D) Các phần mô gan tụy cho thấy tính ưa acid, các thể vùi dạng hạt trong tế bào chất của tế bào biểu mô hình ống.

(Tourtip và các cộng sự, 2009)

2. Biểu hiện của tôm bị bệnh EHP

- Tôm nhiễm EHP không có triệu chứng rõ ràng, tuy không gây chết hàng loạt nhưng tốc độ tăng trưởng suy giảm nghiêm trọng, trong tháng nuôi đầu tiên bị nhiễm tôm vẫn phát triển bình thường nhưng sau khi đạt 3-4gram/ con tôm chậm lớn rồi dừng hẳn.
- Tôm nuôi 90- 100 ngày tuổi vẫn có thể chỉ đạt cỡ 4-5 gram/ con.

- Một hoặc nhiều phần cơ thể tôm bị chuyển sang màu trắng đục, tôm lớn không đồng đều, phân size rõ rệt.

- Tôm bị mềm vỏ, rỗng ruột, ruột xoắn lò xo, bắt đầu chết rải rác.
- Nhiều phần trên cơ thể chuyển qua màu trắng đục, phân size rõ rệt.
- Tình trạng nặng tôm tấp mé, mềm vỏ, rìa đuôi chuyển màu xanh, đục cơ lưng, tế bào gan, tuỵ bất thường (ở vật kính 40-100x), đường ruột lệch ra khỏi phần cơ lưng...

3. EHP là một yếu tố nguy cơ gây hoại tử gan tụy cấp tính bệnh (AHPND) và hoại tử gan tụy tự hoại (SHPN)

Một nghiên cứu đã được thực hiện tại Đại học Arizona, Hoa Kỳ, để xác định ảnh hưởng của EHP đối với 2 căn bệnh do Vibrio gây ra là bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) và bệnh hoại tử gan tụy tự hoại (Septic Hepatopancreatic Necrosis - SHPN).

Lý do nghiên cứu được thực hiện dựa trên bối cảnh kể từ năm 2003, vi kinh tuyến gan tụy (HPM) đã được báo cáo ở tôm sú tại Thái Lan. Những con tôm này có biểu hiện hội chứng tăng trưởng chậm (MSGS) và bị đồng nhiễm với các mầm bệnh cơ hội như virus Monodon Baculovirus (MBV), Parvovirus gan tụy (HPV) và Vibrio spp. (Chayaburakul và cộng sự, 2004). Nhiều năm sau, microsporidian này được mô tả là Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) (Tourtip và cộng sự, 2009).

Giai đoạn năm 2009-2012 Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) hay hội chứng tên chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) nổi lên gây hại nghiêm trọng ở một số nước Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,... hầu hết là ở các quốc gia mà EHP đã được báo cáo. Các tác nhân gây bệnh AHPND được xác định là vi khuẩn Vibrio bao gồm cả Vibrio parahaemolyticus (Han và cộng sự, 2015; Lee và cộng sự, 2015), V campbellii (Han và cộng sự, 2016) và V. harveyi (Kondo và cộng sự, 2015).

Trong một số trường hợp AHPND được báo cáo đồng nhiễm với EHP. EHP xuất hiện trước các đợt bùng phát của AHPND nên EHP có thể ảnh hưởng, thúc đẩy bùng phát dịch AHPND và các bệnh do vi khuẩn khác chẳng hạn như SHPN.

ehp-yeu-to-khien-tom-nhay-cam-hon-voi-vibrio

Tôm nhiễm bệnh gan tụy cấp

3.1. Xác định ảnh hưởng của EHP trên AHPND

Nhóm tôm nhiễm EHP (nhóm EHP - AHPND) và nhóm tôm khỏe (AHPND) đã được gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra bệnh AHPND (mật độ vi khuẩn 2,4 × 105 CFU/ml).

Các kết quả của gây nhiễm thực nghiệm cho thấy nhóm EHP - AHPND có tỷ lệ chết cao hơn (60% và 44%) so với nhóm AHPND (0% và 18%). Các hiệu ứng bệnh lý giữa các nhóm được so sánh trong suốt 12 giờ sau khi gây nhiễm. Có 57% số tôm thuộc nhóm EHP - AHPND có biểu hiện bong tróc và hoại tử gan tụy nghiêm trọng (là những biểu hiện đặc trưng của tôm bị nhiễm bệnh AHPND), trong khi chỉ có 11% tôm thuộc nhóm AHPND có những biểu hiện này.

Điều này cho thấy rằng tôm đã bị nhiễm EHP có độ nhạy cao hơn đối với bệnh AHPND.

3.2. Xác định ảnh hưởng của EHP trên SHPN

Các nhà nghiên cứu đã xem xét mô bệnh học của các mẫu đã được thu thập ở những nơi thường xuất hiện của EHP; và một nghiên cứu bệnh - chứng (case - control study) đã được tiến hành để xác định mối liên hệ giữa SHPN và EHP. Họ so sánh riêng lẻ từng con tôm có biểu hiện mô bệnh học của SHPN với những con tôm trong cùng một ao mà không có những có biểu hiệu này.

Kết quả cho thấy tôm bị bệnh EHP có tính nhạy cảm cao với SHPN.

Những phát hiện này đã gợi ý rằng tôm bị nhiễm EHP là một yếu tố nguy cơ đối với cả bệnh AHPND và bệnh SHPN.

4. Biện pháp giảm tải sức ảnh hưởng của EHP, tiêu diệt vibrio bên ngoài môi trường

- Tôm giống: lựa chọn tôm giống có minh chứng nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh (Tham khảo lựa chọn tôm giống Java chất lượng)

- Xét nghiệm PCR để xác nhận tôm giống không nhiễm bệnh.

- Đảm bảo nguồn thức ăn tươi sống của tôm không bị nhiễm EHP.

- Ngâm rửa, sát trùng dụng cụ nuôi và đáy siphon bằng sản phẩm Mega Vir/ Goal Vir 100g/ 10 lít nước ngọt để ngâm dụng cụ trong 2-3 giờ.

- Tiêu diệt EHP ở hố siphon, cống 100g Mega Vir/ Goal Vir trên 100m3 sau 8-24 giờ xả nước.

- Cải tạo kỹ ao nuôi, diệt khuẩn trước khi thả giống: dùng Mega Vir/ Goal Vir 500g/1500m3 nước, bật quạt mạnh, sau 24-48 giờ diệt khuẩn có thể tiến hành thả giống.

- Trong khi nuôi tôm, lượng vi khuẩn không ngừng tăng cao nên phải thường xuyên diệt khuẩn, liều dùng Mega Vir/ Goal Vir định kỳ: 500g/ 2500-3000m3.

ehp-yeu-to-khien-tom-nhay-cam-hon-voi-vibrio

Diệt khuẩn Vibrio - Giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng

5. Ngăn ngừa và điều trị khi tôm nhiễm EHP

Phác đồ phòng và điều trị gồm khi tôm nhiễm EHP từ BIOAQUA GROUP:

1. Cữ sáng: Dùng Acid hữu cơ White Gut trộn vào thức ăn cho tôm để Hạ pH đường ruột, tạo môi trường bất lợi cho EHP, Vibrio không thể phát triển mạnh thêm.

2. Cữ trưa và chiều: Sử dụng kháng sinh thảo dược Mega White/ Best White tiêu diệt bào tử EHP, xử lý hoàn toàn vibrio trong cơ thể tôm và đào thải ra bên ngoài.

3. Cữ tối: Sau đó tiến hành cấy lại vi sinh đường ruột để ổn định chức năng tiêu hóa bằng sản phẩm vi sinh đậm đặc Mega Gut/ Best Gut.

Phục hồi chức năng gan bằng cách tạt Megaliv Aqua/ Vetliv-07.

Tùy vào mục đích và tình trạng tôm mà bà con có thể điều chỉnh liều lượng hoặc theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật:

Liều dùng phòng và điệu trị nhiễm EHP, Vibrio

 

Cữ sáng: White Gut

Cữ trưa và chiều: Mega White/ Best White

Cữ tối: Mega Gut/ Best Gut

Cữ tối: Megaliv Aqua/ Vetliv-07

Phòng bệnh

5ml/ kg thức ăn (trộn 2 cữ/ tuần).

5g/ kg thức ăn (trộn 2 cữ/ tuần)

5ml/ kg thức ăn

5ml/ kg thức ăn hoặc tạt thêm vào môi trường

Trị bệnh

7ml/kg thức ăn (trộn 3 ngày liên tục sau đó ngừng)

10g/ kg thức ăn (trộn ăn trên 5 ngày)

10ml/ kg thức ăn

10ml/ kg thức ăn hoặc tạt thêm vào môi trường

 

6. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

BIOAQUA GROUP - Chuyên thuốc thủy sản nhập khẩu và tôm giống chất lượng cao

Viết bình luận của bạn