DÙNG TỎI ĐÚNG CÁC TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT CHO TÔM

DÙNG TỎI ĐÚNG CÁC TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT CHO TÔM

Là loại gia vị, loại thuốc quen thuộc và dễ tìm với người dân Việt Nam, nhờ đặc tính kháng khuẩn tự nhiên nên tỏi được ứng dụng rất phổ biến trong phòng trị bệnh, đặc biệt tỏi là thảo dược quen thuộc được bà con sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, trong tỏi có chứa một acid amin là alliin. Khi đập dập hay nghiền tỏi sẽ giải phóng enzyme alliinase, sự tương tác giữa alliin và allinase tạo thành allicin - đây là hoạt tính sinh học chính quý giá của tỏi.

Allicin có mùi vị đặc trưng, không có màu, Allicin ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA, RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của sinh vật gây hại, là chất kháng sinh tự nhiên mạnh, do đó tỏi được dùng trong phòng trị các bệnh liên quan đến khuẩn đường ruột như phân lỏng, đỏ, phân trắng,... cho tôm. Khi so sánh với các loại kháng sinh đặc hiệu, tỏi có khả năng kháng khuẩn mạnh bằng ⅕ so với thuốc penicillin và 1/10  so với tetracycline.

dung-toi-dung-cach-trong-phong-tri-benh-duong-ruot-cho-tom

Tỏi có khả năng kháng khuẩn mạnh dùng trong phòng trị bệnh tôm

Bên cạnh khả năng kháng khuẩn mạnh, tỏi còn có hiệu quả trong điều trị ký sinh trùng và các bệnh về nấm. Ngoài ra, tỏi còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như chứa protein, carbohydrates và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, Phospho,... Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...

Cách dùng: Chất Allicin trong tỏi chỉ được hình thành khi tỏi bị đập dập, nghiền nát, chất này cũng dễ bị biến tính bởi môi trường, không nên nấu tỏi lên, cách dùng để giữ lại những dưỡng chất tốt nhất là xay nhuyễn tỏi tươi và dùng ngay, theo liều lượng 3-5g trộn với mỗi kg thức ăn cho tôm ăn liên tục trong 5-6 ngày.

Lưu ý:

Allicin trong tỏi gây tác phụ làm tôm rối loạn hệ tiêu hoá đường ruột, vì vậy không sử dụng tỏi khi tôm đói. Vì vậy, không nên cho tôm dùng tỏi lúc bụng rỗng, nên bổ sung vào bữa ăn cuối trong ngày.

Như đã thông tin, tính kháng khuẩn của tỏi mạnh, tỏi tiêu diệt vi khuẩn có hại và cả vi khuẩn có lợi, do đó sau khi sử dụng tỏi cho tôm ăn, bà con cần bổ sung lượng vi sinh đậm đặc để cân bằng và cải thiện hệ vi sinh đường ruột.

Tỏi và các loại thảo dược rất phổ biến trong nuôi tôm, tuy nhiên việc chế biến và cân đo liều lượng khi sử dụng không đúng có thể không mang lại hiệu quả cao hoặc thậm chí gây những tác dụng phụ, bà con có thể tham khảo thêm tại: ưu nhược điểm và giải pháp tối ưu hiệu quả khi dùng thảo dược để sử dụng thảo dược đúng cách

Do đó, bên cạnh cách dùng các loại thảo dược tươi, thì ngày nay các nhà nghiên cứu đã ứng dụng những đặc tính tuyệt vời này. Chiết xuất đậm đặc và kết hợp nhiều thành phần từ nhiều loại thảo dược với tỷ lệ được tính toán phù hợp để tạo nên các chế phẩm tiện lợi và hiệu quả cao khi sử dụng phòng trị bệnh tôm. Các dòng sản phẩm thảo dược nổi bật như kháng sinh thảo dược, tăng trọng thảo dược, gan thạt thảo dược, xổ ký sinh trùng từ thảo dược...

 

Để được tư vấn kỹ thuật nuôi tôm, giải pháp nuôi tôm thành công bà con vui lòng liên hệ:

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 01 46 46

- Fanpage: XNK-BIO-AQUA

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn