ĐỘ MẶN ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM VI BÀO TỬ TRÙNG EHP Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ?

1. EHP xuất hiện ở các ao nuôi với các độ mặn khác nhau
Bệnh Hepatopancreatic Microsporidiosis (HMP) do vi bào tử nội bào Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra ở cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú. EHP gây ra các tổn thương trong tế bào biểu mô ống gan tụy (HP).
Dấu hiệu lâm sàng: tôm chậm phát triển, các dãy phân trắng nổi trên mặt nước ao và hiện diện của tôm có biểu hiện đổi màu trắng ở đường tiêu hóa liên quan đến EHP.
Giai đoạn bệnh phát triển bệnh, vỏ tôm mềm, tôm bơi lờ đờ, thức ăn tiêu thụ giảm, ruột rỗng và chết.
EHP được báo cáo ở nhiều quốc gia với nhiều điều kiện khác nhau, như một số bang phía đông Ấn Độ nuôi tôm với nước giếng khoan trộn với nước sông, độ mặn trung bình khoảng 10 ppt. Các ban ở phía tây nước này lại nuôi tôm trong các ao có độ mặn cao hơn khoảng từ 30 đến 40 ppt. Phía tây bắc Venezuela có độ mặn thấp từ 2-5 ppt, phía đông bắc lại có độ mặn từ 20 đến 40 ppt, nghĩa là EHP xuất hiện ở các môi trường có độ mặn thấp và cao. Do đó, nhóm nghiên cứu đại học Arizona của độ mặn đến nhiễm EHP trên tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thí nghiệm ( Aranguren Caro, L.F. et al. đã thực hiện bài nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn (The effect of salinity on Enterocytozoon hepatopenaei infection in Penaeus vannamei under experimental conditions) (2021).
EHP xuất hiện ở các ao nuôi với các độ mặn khác nhau
2. Kết quả thí nghiệm
Tôm thẻ từ Hoa Kỳ và Thái Lan thực hiện các thí nghiệm độc lập với độ mặn là 2 ppt (thấp), 15ppt (trung bình), 30ppt (cao). Nhiệt độ ở 25 độ C (±0.6) được đo hai lần mỗi ngày, độ pH khoảng 7.5-8.0.
EHP lây nhiễm qua đường phân-miệng
Các chuỗi phân được sử dụng làm nguồn cấy EHP, được xác nhận bằng mô bệnh học và PCR. Kết quả nghiên cứu cung cấp một phương thức lây nhiễm mới qua phân thông qua đường phân-miệng.
Tỷ lệ sống sau khi thử thách EHP là khá cao, từ 90-100% ở cả ba độ mặn, tỷ lệ sống trong các phương pháp điều trị đối chứng là 100%. Không thấy các dấu hiệu lâm sàng nào ở tôm tiếp xúc EHP ở cả 3 độ mặn.
Tỷ lệ sống sót cuối cùng ở tôm thẻ chân trắng P. vannamei được thử thách với chuỗi phân là chất cấy EHP trong hai thử nghiệm thử nghiệm độc lập ở ba độ mặn khác nhau.
Độ mặn và tỷ lệ nhiễm EHP
Tỷ lệ Nhiễm EHP ở Độ MặN 2 PPT, 15 PPT VA 30 PPT Trong Thách 1 lần lượt Là 25, 33,3 VÀ 25%. Trong thử thách 2, tỷ lệ nhiễm EHP ở 2 ppt, 15 ppt và 30 ppt lần lượt là 33,3, 30,0 vÀ 87,5%. Mức độ nghiêm trọng ở độ mặn 30 ppt trong thí nghiệm 2 cao hơn, 50% tôm nhiễm EHP có biểu hiện tổn thương cấp G3 (trung bình đến nặng) và G4 (nặng) do nhiễm EHP. Do đó, có mối liên hệ giữa độ mặn và tôm nhiễm EHP, ở độ mặn cao tỷ lệ nhiễm sẽ cao hơn độ mặn thấp hơn.
Hình 1: Nhuộm H&E (Mayer-Bennet hematoxylin và eosin-phloxine) mô gan tụy của P. vannamei cho thấy sự hiện diện của các giai đoạn nhiễm EHP khác nhau A-C: cấp độ 0; D-D: lớp 1; G-I: lớp 2; J-I: lớp 3; M-O: độ 4 của nhiễm EHP.
Các bào tử trưởng thành được biểu thị bằng các ngôi sao màu xanh lam. Hình vuông màu đen cho thấy giai đoạn plasmodium không đều đặn điển hình. Các vòng tròn màu đen hiển thị các khu vực có EHP. Hình vuông màu đỏ phác thảo các vùng được phóng đại từ độ phóng đại thấp hơn.
Hình 1J có thể thấy các đa tổn thương trong tế bào biểu mô ống gan tụy. Sự hiện diện của cả plasmodium đa nhân bất thường và bào tử trong tế bào chất của các tế bào biểu mô biểu bì. Hình 1 bảng M, N và O hiển thị cấp độ G4 của nhiễm trùng EHP với các ống đa tiêu có chứa các tế bào HP bị nhiễm bệnh (Hình 1m). Cả plasmodium đa nhân và bào tử trong tế bào chất của các tế bào bị ảnh hưởng cũng như bào tử trong lòng ống của ống đều được quan sát (Hình 1o).
Các con đường lây nhiễm gan tụy cấp đã được xác định như chung sống, dùng ống thông ngược và tiêm trực tiếp vào gan tụy vào chất cấy EHP và nghiên cứu này phát hiện phân cũng có thể là con đường lây nhiễm. Do tôm có hành vi ăn phân, ăn xác, và thức ăn trong phân có thể có tới 25-30% là không được tiêu hóa nên các bào tử EHP sẽ bị lây nhiễm ngang trong nhiều trang trại nuôi.
Bằng PCR và quan sát mô bệnh học đều phát hiện dấu hiệu nhiễm EHP ở tôm bất kỳ độ mặn nào, tuy nhiên có sự khác biệt về tỷ lệ tôm nhiễm, độ mặn tháp 2ppt vẫn có thể diễn ra EHP và tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn hẳn ở độ mặn 30ppt.
Tỷ lệ nhiễm là 87.5% khi ở độ mặn cao 30ppt, độ mặn 15ppt tỷ lệ nhiễm là 30.0% khi độ mặn thấp tỷ lệ nhiễm là 33.3%.
Ở nhóm thử nghiệm 1, có số bản sao của EHP thấp, 1.6x103 bản sao/ng tổng của số DNA trong phân, gây nhiễm trùng nhẹ cho tôm. Thử nghiệm 2 có tôm nhiễm trùng nặng và tỷ lệ nhiễm cao hơn khi số lượng bản sao EHP trong chất cấy tế bào cao hơn (1,1 × 106 bản sao EHP/ng trên tổng số DNA trong phân).
Độ mặn ảnh hưởng mức độ tôm tổn thương do EHP
Ảnh hưởng của độ mặn tới mức độ tổn thương do EHP
Khi ở độ mặn khác nhau sẽ có sự khác nhau về tỷ lệ tôm nhiễm và cả mức độ tổn thương EHP gây ra trên tôm. Ở độ mặn 30 ppt, tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn (cấp G3-G4), mức độ nhiễm trùng từ trung bình đến nặng ở cả 50% tôm nhiễm. Ở độ mặn 2 ppt chỉ có 16% tôm nhiễm cấp G3, ở độ mặn 15ppt là 0% tôm nhiễm cấp G2-G4.
Có lẽ sự khác biệt này là do tốc độ nảy mầm của bào tử EHP có liên quan đến đọ mặn. Khi bào tử nảy mầm cần trải qua giai đoạn gia tăng áp suất thẩm thấu bên trong bào tử, thì khi độ mặn thấp hơn như 2ppt và 15ppt (môi trường nhược trương) so với nồng độ 30ppt (môi trường ưu trương). Bên cạnh đó, độ cứng ở độ mặn 2 ppt, 15ppt và 30ppt lần lượt là khoảng 240mg/L, 787mg/L và 1575 mg/L cũng ảnh hưởng tới sự nảy mầm của bào tử. Yếu tố nồng độ Oxy liên quan đến nhiều đến các hoạt động tế bào và dòng canxi chịu trách nhiệm kích hoạt thải bào tử microsporidian ở độ mặn cao hơn.
Như vậy, EHP có thể tồn tại ở các ao nuôi với điều kiện độ mặn khác nhau và độ mặn có ảnh hưởng tới tỷ lệ tôm nhiễm EHP và mức độ tổn thương của tôm bị ảnh hưởng, bài nghiên cứu có ý nghĩa trong tìm cách quản lý các vùng bị nhiễm EHP.
Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA
- MST: 0312913693
- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: (+028) 3765 7863
- Hotline: 0934 014 646
- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP
- Youtube: bioaquagroup
- Tiktok: BIOAQUA_GROUP
- Website: bioaquagroup.com
Tin liên quan

Nuôi tôm trong mùa mưa bão: 8 vấn đề thường gặp và cách giải quyết
