DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH PHÂN LỎNG, PHÂN TRẮNG

DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH PHÂN LỎNG, PHÂN TRẮNG

Ngành nuôi tôm công nghiệp được xem là ngành phát triển cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đây là ngành đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con, nhưng trong quá trình nuôi tôm sẽ gặp nhiều vấn đề bệnh của tôm do thời tiết, vi khuẩn gây ra dẫn đến tôm mắc phải bệnh phân lỏng, phân trắng khiến mùa vụ không thành công.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh phân lỏng, phân trắng

Bệnh phân lỏng, phân trắng thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn thả tôm giống chỉ sau 2 ngày khi tôm mắc bệnh tốc độ lây lan rất nhanh, trọng lượng năng suất giảm đi. Có một số nguyên nhân gây ra gây như sau:

- Ao nuôi có mật độ thả cao, dưới đáy ao dơ, tôm bị có mầm bệnh sẵn.

- Nguồn thức ăn của tôm không được bảo quản kỹ hoặc sản phẩm không đạt chất lượng, có nấm mốc dẫn đến khi cho tôm ăn nhiều lần tích tụ chất độc trong cơ thể ở một thời gian dài gây ra các bệnh đường ruột, bệnh phân trắng, bệnh phân lỏng, phân đứt khúc …

- Các loại tảo (tảo giáp, tảo mắt, tảo lam) có chứa chất độc trong ao nuôi khi tôm ăn sẽ mắc phải triệu chứng là đường ruột không tiêu hóa được, gây táo bón dẫn đến tôm bị bệnh phân trắng, phân lỏng.

- Môi trường nước bị ô nhiễm, sẽ xuất hiện một lượng lớn vi khuẩn và tỷ lệ lây bệnh rất nhanh:

+ Khuẩn Vibrio: vulnificus, vibrio alginolyticus, chúng sẽ xâm nhập vào gan tụy cấp và đường ruột làm ức chế các vi sinh có lợi, làm tổn thương đến nhung mao khiến đường tiêu hóa không hấp thụ được chất dinh dưỡng gây bệnh phân lỏng, phân trắng ở tôm.

 

Khuẩn Vibrio gây ra bệnh phân lỏng, phân trắng

+ Ký sinh trùng: trùng hai tế bào còn gọi là Gregarine, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể tôm bám lấy thành ruột tôm, gan tôm, làm cho ruột tôm bị cuộn tròn lại, lông mao giảm, cơ quan tiêu hóa không hoạt động được.

+ Ngoài ra, nguồn nước có chứa các động vật ngoại lai như bóng biển, hài vẹn, ốc,… tiết các chất tanh làm hấp dẫn tôm, nếu ăn phải loại chất này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và dẫn đến bệnh phân lỏng, phân trắng.

- Tôm bị stress do môi trường có nhiều thay đổi: chất độc, hóa chất, hàm lượng oxy thấp, nhiệt độ lên xuống liên tục khiến tôm không thích ứng được.

- Sử dụng nhiều kháng sinh cho tôm làm ảnh hưởng xấu đến hệ đường ruột và gây tổn thương các phần mô ruột, khiến tôm không có khả năng hấp thụ được thức ăn. (Có một số kháng sinh mới tổn hại mô ruột của tôm).

 

2. Dấu hiệu tôm bị bệnh phân lỏng, phân trắng

- Tôm sẽ có triệu chứng ăn chậm hoặc bỏ ăn.

- Kiểm tra bên ngoài vỏ tôm sẽ phát hiện được đường ruột rỗng, chứa nhiều dịch.

 

Tôm bị nhiễm bệnh phân trắng

- Trong giai đoạn đầu, phân tôm bị lỏng, cuộn tròn xoắn ốc, phân ở đường ruột bị vỡ, nát không đều.

 

Tôm bị phân lỏng và đứt khúc

- Trên mặt nước sẽ thấy được phân tôm có màu nâu, ngả vàng, màu trắng nổi lên cuối hướng gió.

- Tôm có dấu hiệu bơi lờ đờ, bắt đầu suy yếu và chết rải rác trong ao.

- Tôm bị dính phân khúc khi đang bơi lội.

- Gan tụy mềm và sưng phồng to lên.

- Trên thân xuất hiện các đốm màu, đen hoặc màu sẫm hơn so với bình thường, chân bơi có màu vàng chuyển sang đến màu đỏ, mang biến màu.

- Khả năng tôm lột vỏ sẽ chậm lại và không hấp thụ được các chất dinh dưỡng.

- Quan sát từ kính hiển vi sẽ thấy được đường ruột tôm bị mỏng, phân có chứa giọt dầu.

3. Cách phòng ngừa phân lỏng, phân trắng

- Khi thả tôm giống, bà con nên kiểm tra nguồn gốc của tôm có đảm bảo chất lượng an toàn, không có mầm bệnh. (Thảm khảo tôm giống JAVA).

- Thường xuyên kiểm tra nguồn thức ăn tránh bị ẩm mốc.

- Cho tôm ăn với lượng thức ăn vừa đủ, không quá dư tránh tồn đọng lại trong ao, gây ô nhiễm nguồn nước.

- Để giúp đường ruột tiêu hóa tốt, bổ sung Vitamin, khoáng chất, bà con mình trộn thêm men vi sinh, enzym bằng Mega Gut/ Best Gut.

Mega Gut - Men vi sinh giúp cải thiện hệ tiêu hóa đường ruột tôm

Liều dùng của Mega Gut:

+ Đối với tôm dưới 35 ngày tuổi sẽ dùng 10ml trộn với 1 kg thức ăn.

+ Tôm trên 35 ngày tuổi, giảm tỷ lệ còn 5ml trộn với 1kg thức ăn.

- Dùng kháng sinh thảo dược Mega White/ Best White giúp ngăn chặn bệnh phân trắng.

Mega White – Kháng sinh thảo dược bảo vệ đường ruột tôm

- Cung cấp đầy đủ oxy, giữ ao hồ sạch bằng dùng Mega Lact/ UFO hoặc Mega PS.

Mega PS – Chế phẩm RHODO đậm đặc

- Quản lý tốt mật độ tảo, rong nhớt trong ao, để bảm bảo số lượng không quá nhiều gây cản trở tôm phát triển. (Tham khảo bài TẢO LAM VÀ GIẢI PHÁP CẮT TẢO AN TOÀN KHÔNG GÂY SỤP TẢO).

4. Cách điều trị phân lỏng, diệt khuẩn phân trắng trên tôm

- Bà con nên dùng Mega Vir/ Goal Vir để tiêu diệt khuẩn Vibrio. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, được các chuyên gia nghiên cứu an toàn và đảm bảo cho tôm.

 

Mega Vir – Siêu diệt khuẩn Vibrio

- Sử dụng White Gut acid từ 5 – 7ml/ 1kg thức ăn 1 cữ sáng. Sau khi dùng, bà con sẽ thấy độ hiệu quả là độ pH đường ruột hạ ngay mức an toàn, giảm tải môi trường bất lợi và tiêu diệt các nấm mốc, độc tố trong đường ruột tôm.

White Gut – Axit hữu cơ, ức chế Vibrio

- Điều trị và ngăn ngừa tái nhiễm bệnh bằng cách dùng kháng sinh thảo dược Mega White/ Best White với liều dùng 10g/ 1kg thức ăn, giúp cho vi đường ruột ổn định hệ tiêu hóa, phục hồi các chức năng gan do các tác nhân vi khuẩn môi trường gây hại. Bà con có thể kết hợp thêm vài sản phẩm để giúp kết quả ngăn ngừa tái nhiễm hiệu quả: Mega Vir, Best Gut, White Gut.

 

Combo điều trị, ngăn ngừa tái nhiễm bệnh phân lỏng, phân trắng

 

5. Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

Để đem lại một mùa vụ thành công cho bà con nông dân nuôi tôm. Bà con liên hệ cho Bioaqua Group để được hỗ trợ thông tin sản phẩm và kỹ thuật nuôi tôm!.

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn