DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH GAN TRÊN TÔM

DẤU HIỆU TÔM BỊ BỆNH GAN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH GAN TRÊN TÔM

Các bệnh về gan trên tôm có thể để lại hiệu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, vậy thế nào là gan tôm khỏe, dấu hiệu nào cho thấy tôm đang bệnh về gan và cách phòng ngừa như thế nào? Mời bà con cùng theo dõi.

Đầu tiên, hãy cùng tim hiểu về cấu tạo và chức năng chính của hệ thống gan tụy tôm.

1. Cấu tạo và chức năng chính của hệ thống gan tụy tôm

Gan tụy (hepatopancreas) là cơ quan quan trọng để tôm hấp thụ và lưu trữ chất dinh dưỡng. Gan tụy được chia làm hai nửa, vị trí gan tụy nằm ở phần bụng, phía sau ngực, trước tim, xung quanh phần trước của dạ  dày môn vị, phía sau phần gan tụy là đường ruột tôm.

dau-hieu-tom-bi-benh-gan-cach-phong-benh-gan-tren-tom

Cấu tạo của gan tụy tôm

 

Chức năng chính của gan tụy:

  • Tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
  • Lưu trữ năng lượng, dự trữ khoáng chất.
  • Vận chuyển dinh dưỡng đến cơ quan cần thiết, tuyến sinh dục và các mô khác trong quá trình tăng trưởng và sinh sản.
  • Giải độc.
  • Tạo máu, tạo miễn dịch cho cơ thể.
  • Chức năng bài tiết, liên quan đến thời gian lột xác.

 

2. Thế nào là một gan tụy khỏe?

2.1. Quá trình phát triển của gan tụy trải qua 3 giai đoạn

Tôm giống cỡ 1-2 cm: gan có màu đen, hình chấm đen trên đầu, khi tôm được chuyển từ trang trại giống tới ao thả, nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn tôm thay đổi, màu gan cũng thay đổi từ màu đen sang màu nâu vàng theo màu thức ăn, khi quan sát bằng mắt thường có thể thấy lúc này cấu trúc gan chưa hoàn chỉnh, hình dạng bao gan chưa rõ ràng, màng trắng vẫn chưa có hoặc không rõ ràng.

Tôm giống cỡ 2-3 cm: Gan tôm có màu nâu, cấu trúc đã hoàn chỉnh, hình dạng rõ ràng, có thể hình thấy sọc và màng trắng bao bọc gan.

Tôm giống cỡ 3-5 cm: gan có màu nâu đậm, cấu trúc đầy đủ và rõ ràng, hình dạng và sọc gan rõ, màng trắng rõ ràng nằm dưới khu vực màu nâu đậm.

2.2. Gan tụy khỏe mạnh

  • Đặc điểm của gan tụy tốt là gan có màu nâu vàng, nâu đậm hoặc vàng cam theo màu của thức ăn cho tôm.
  • Về màu sắc: một gan tụy tôm khỏe mạnh có màu sẫm, màu nâu, nâu vàng theo màu của thức ăn tôm ăn.
  • Hình dạng: khối gan tụy có hình dạng sắc nét, rõ ràng, bề rộng gan tới hai bên mép mang, chiều dài tới ngang cổ giáp.
  • Mùi: mùi tanh nhẹ, nhìn từ ngoài vỏ giáp thấy màng bao màu vàng nhạt bọc ½ gan dưới.
  • Phần dạ dày tôm chứa đầy thức ăn, hình hạt gạo.
  • Ống gan dài đều, giọt dầu lipid đầy ống.

 dau-hieu-tom-bi-benh-gan-cach-phong-benh-gan-tren-tom

Gan tôm khỏe mạnh

 

3. Các dấu hiệu cho thấy tôm bị bệnh gan tụy

Khi gan tụy không khỏe sẽ có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng, gan sưng hoặc teo gan, gan chuyển màu nhạt dần, rồi đến giai đoạn bệnh chuyển biến nặng gan hoàn toàn trắng, cho thấy gan bị phá hủy hoàn toàn.

3.1 Màu sắc của gan có thể phản ánh các tình trạng của tôm

- Gan đỏ: gánh nặng trên gan, có vi khuẩn, viêm, hệ miễn dịch yếu, nhiễm khuẩn kéo dài khiến gan dần chuyển nặng, gan trắng.

- Gan vàng: đây là biểu hiện tiêu hoá hoạt động bất thường, chuyển hoá các chất dinh dưỡng không đầy đủ

- Gan trắng: rối loạn chuyển hóa năng lượng, hết glycogen gan và protein, gan nhiễm vi khuẩn và nhiễm độc.

- Gan đen: dư lượng thuốc, các tế bào giải độc của gan chết, rối loạn chuyển hoá các chỉ số hoá lý.

dau-hieu-tom-bi-benh-gan-cach-phong-benh-gan-tren-tom

Màu sắc gan tôm nói lên tình trạng tôm

 

3.2 Dấu hiệu tôm bệnh về gan

- Bệnh vàng gan: màu vàng nhạt, gan nhũn, dễ vỡ, bóp gan có dịch chảy ra.

- Bệnh sưng gan: Gan sưng to, mềm nhũn, có hiện tượng xuất huyết (hồng-đỏ) gan rộng quá hai mép gan, màng bao nhạt, ống gan bị  vỡ ra, dịch gan có màu vàng, tanh.

- Bệnh teo gan: gan teo nhỏ, khối gan dai, khó bóp vỡ, dai như cao su, soi dưới kính hiển vi thấy giọt dầu trong ống gan không đều, ống gan teo, thể Vermiform xuất hiện, trong ruột không có thức ăn, tôm chết rải rác.

- Hoại tử gan tụy cấp tính: tôm mới bị bệnh gan tụy sưng to hoặc khối gan tụy teo, chai, khó bóp nát, màu gan nhạt dần chuyển sang trắng ở giai đoạn chuyển biến nặng, ruột bị đứt đoạn, ruột rỗng, vỏ mềm, tỷ lệ chết rất cao tới 100%.

 

3.3 Tình trạng và sự xuất hiện của gan tụy cũng là một dấu hiệu đánh giá trình trạng ăn uống của tôm

- Khi tôm không được cho ăn, thiếu thức ăn, ăn ít: gan teo lại nhưng không quá mức, màu nhạt hơn.

- Tôm đang ăn và tiêu hóa tốt: gan màu sẫm, có sự hiện diện của số lượng lớn không bào tiêu hóa, ruột trước có hình dạng như “bong bóng” hoặc đục, chuyển động ruột mạnh mẽ.

- Gan tụy sẫm màu với đầy chất khó tiêu hóa: ít không bào tiêu hóa, nhu động ruột yếu.

- Gan tụy đầy nhưng không có không bào tiêu hóa: tôm mới được cho ăn.

 

4. Cách phòng bệnh gan tụy trên tôm

Gan tụy giữ vai trò quan trọng tới sức khỏe tôm, tham gia vào nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển, bên cạnh đó, gan tụy cũng nhạy cảm với tác động môi trường. Do đó, cần dưỡng gan, bảo vệ gan thường xuyên để gan không bị tổn thương cho chịu nhiều gánh nặng, điều trị bệnh về gan, phục hồi lại gan.

Ở bước chọn con giống: không nên chọn con giống giá rẻ mà không rõ chất lượng, nên chọn nơi cơ sở cung cấp uy tín (Tham khảo: chọn tôm giống chất lượng)

Môi trường ao nuôi giữ ổn định: định kỳ xử lý các chất thải, bùn, kiểm soát mật độ vi khuẩn nhất là Vibrio (tác nhân chính khiến tôm mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nguy hiểm nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm). Một giải pháp chuyên diệt Vibrio, đặc biệt dùng được cho cả tôm nhỏ nên đang được rất nhiều bà con tin dùng đó là Mega Vir/ Goal Vir.

dau-hieu-tom-bi-benh-gan-cach-phong-benh-gan-tren-tom

Diệt khuẩn Vibrio - Tác nhân chính gây bệnh gan trên tôm

 

Thức ăn chiếm nhiều chi phí trong quá trình nuôi tôm, cũng là nguồn làm cho chất lượng nước suy giảm nhiều nhất, do đó, chỉ cho ăn với lượng vừa phải, thức ăn chất lượng, đủ dinh dưỡng, bảo quản tốt để không bị nấm mốc.

Không quên bổ sung các chất dinh dưỡng, men vi sinh vào thức ăn để tôm tăng cường sức đề kháng, gan tôm khỏe mạnh.

Không lạm dụng kháng sinh điều trị để phòng bệnh gan, nên sử dụng các sản phẩm phòng bệnh gan được chiết xuất từ thảo dược, để an toàn cho tôm và không gây kháng thuốc khi điều trị bệnh.

 + Dùng Herba Gold định kỳ trộn vào thức ăn cho tôm 3 -5 ml/ ngày

 + Tạt gan thảo dược Herba Care/ Best Liv 2L cho 3000-4000m3

dau-hieu-tom-bi-benh-gan-cach-phong-benh-gan-tren-tom

Sử dụng gan tạt thảo dược định kỳ để phòng ngừa các bệnh về gan tôm

 

Gan chịu nhiều áp lực, tham gia vào nhiều hoạt động thiết yếu của cơ thể tôm do đó cần được chăm sóc, dưỡng gan thường xuyên. Bổ sung vitamin, khoáng chất để dưỡng gan, tăng cường chức năng cho gan, giải độc gan bằng sản phẩm Megaliv Aqua/ Vetliv-07 

 + Dùng hàng ngày vào các bữa ăn cho gan đẹp: 5ml/ kg thức ăn.

 + Trong trường hợp tôm stress, chậm lớn, cần hồi phục sau điều trị hoặc bị bệnh dùng liều 15-20ml/ kg thức ăn.

 +Trường hợp môi trường xấu, tôm bỏ ăn: tạt trực tiếp Megaliv Aqua với liều dùng 1L/2000m3.

 

Trên đây, Bioaqua Group đã đi qua những dấu hiệu cơ bản khi tôm mắc bệnh gan, tùy từng loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh sẽ có những dấu hiệu chi tiết khác nhau. Do đó, để việc phòng ngừa và điều trị bệnh gan trên tôm đạt chính xác và hiệu quả cao nhất, bà con vui lòng liên hệ bộ phận kỹ thuật của Bioaqua Group để được hỗ trợ tư vấn cho tình trạng thực tế của ao nuôi.

 

5. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn