DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH CONG THÂN TRÊN TÔM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH CONG THÂN TRÊN TÔM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Tôm cong thân là một bệnh trên tôm thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, gây ra sự mất đối xứng trong cơ thể của tôm. Hôm nay,  Bioaqua group sẽ giúp bà con có thêm kiến thức về bệnh cũng như cách phòng và điều trị hiệu quả.

1. Tôm con thân là gì ?

Tôm cong thân là bệnh gây ra tình trạng cong thân, mất màu, đục thân và thay đổi hình dạng cơ thể ở tôm. Bệnh thường bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đối với cơ thể tôm thẻ chân trắng kể từ ngày tuổi thứ 10 cho đến khi trưởng thành.

Hình ảnh: Bệnh đục cơ cong thân trên tôm thẻ chân trắng

Hình ảnh: Bệnh đục cơ cong thân trên tôm thẻ chân trắng

Khi mắc bệnh tôm sẽ có các biểu hiện như:

- Mô cơ chạy dọc theo thân dần trở nên trắng đục và cong dần

- Thường xuyên búng và dập cơ thể gãy làm đôi

- Thân tôm cong vẹo, mất đối xứng và khó khăn trong việc di chuyển

- Bệnh khiến tôm chậm lớn và dần trở nên yếu ớt,

- Khi bệnh chuyển biến nặng sẽ dẫn đến hoại tử dần và chết, tỷ lệ chết có thể lên đến 40% tới 60% trong ao nuôi tôm

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tôm cong thân

2.1. Do virus

Một số trường hợp tôm bị cong thân có thể xảy ra do tác động của virus IMNV (Infectious Myonecrosis Virus) ở các ao nuôi có độ mặn cao. Tỉ lệ chết tôm do nhiễm virus rất cao lên đến 70%. Hiện nay tôm mắc bệnh cong thân do nhiễm virus chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả, do đó bà con nên chú ý phòng ngừa.

Hình ảnh: Tôm bị cong thân, đục cơ và hoại tử do virus IMNV

Hình ảnh: Tôm bị cong thân, đục cơ và hoại tử do virus IMNV

2.2. Do yếu tố môi trường

Do sốc nhiệt độ: Khi bà con nuôi tôm có thói quen nhấc sàng hay còn gọi là nhá, vó tôm lên khỏi mặt nước vào trời nắng với nhiệt độ cao, điều đó khiến tôm búng và nhảy lên dữ dội, khi trở lại vào nước thì tôm không thể duỗi thẳng thân. Hoặc khi cho tôm ăn bà con thường hay tắt hết quạt nước, việc tắt hết quạt nước rồi đột ngột bật lại sẽ khiến tôm bị hoảng sợ và co thân búng người lên khỏi mặt nước dẫn đến cong thân 

Do nồng độ oxy trong ao: Nồng độ oxy trong ao thấp hơn 2 mg/l khiến cho tôm bị stress dễ dẫn đến cong thân

Một số nguyên nhân làm cho nồng độ oxy thấp

- Vào những ngày âm u khiến tảo không quang hợp oxy được

- Người nuôi không lắp đủ dàn quạt khí để đáp ứng đủ lượng oxy trong ao

- Quá trình phân hủy chất hữu cơ mạnh, các vi sinh vật chiếm dụng lượng lớn oxy có trong ao

Do kiềm thấp: Thông thường tôm ở vùng nước có độ mặn cao (từ 25 – 35%o) sẽ dễ bị nhiễm các bệnh cong thân, đục cơ do vi bào tử trùng EHP gây ra

Do khí độc: Các loại khí độc có trong ao do chất hữu cơ dư thừa hoặc các loại tảo sản sinh sẽ làm giảm hệ miễn dịch của tôm dẫn đến dễ mắc bệnh cong thân

2.3. Do tôm thiếu khoáng chất

Tôm bị thiếu 1 số khoáng chất cần thiết như Ca, Mg, P, Mn …, từ đó dẫn đến cơ thịt bị đục, làm tôm khó khăn thậm chí là không duỗi thẳng lại cơ thể khi búng lên khỏi mặt nước hoặc co thân lại, lâu dần dẫn đến bệnh cong thân.

3. Các biện pháp phòng ngừa tôm cong thân

Bệnh cong thân trên tôm sẽ không lây lan mạnh như bệnh đốm trắng và gây chết trên diện rộng, nhưng một khi đã nhiễm bệnh thì cũng sẽ gây chết tôm một phần nhỏ và ảnh hưởng đến kinh tế của các nhà nuôi sau mùa vụ. Do đó bà con vẫn là nên ưu tiên các phương pháp phòng chóng tốt đối với căn bệnh cong thân trên tôm

Hình ảnh: Tôm bị cong thân

Hình ảnh: Tôm bị cong thân

3.1. Đối với nguyên nhân từ virus

Nên sử dụng tôm giống khỏe mạnh: tôm giống cần được kiểm tra sức khỏe trước khi nhập về (tham khảo: Tôm giống Java chất lượng số 1  Việt Nam)

Loại bỏ hoặc xử lí đối với tôm bệnh ra khỏi ao, đồng thời thực hiện tốt các công tác quản lý môi trường ao nuôi

3.2. Đối với tác nhân từ môi trường

Do sốc nhiệt:

+ Nên để ít nhất một quạt nước hoạt động trong lúc cho tôm ăn, tránh trường hợp bật tắt quạt nước đột ngột gây stress khiến tôm búng thân lên mặt nước nhiều.

+ Tránh nhấc sàn nhá, vó của tôm vào buổi trưa trời nắng nóng để tránh trường hợp tôm co thân búng lên và không duỗi thẳng lại được

Do nồng độ oxy thấp:

+ Nên tính toán số lượng quạt nước đặt trong ao nuôi để tránh gây thiếu oxy cho tôm. Thông thường mỗi chiếc quạt có thể cung cấp đủ oxy cho 400 – 500 kg tôm thẻ chân trắng.

+ Bố trí dàn quạt hợp lí để quy tụ chất hữu cơ vào đáy ao, sau đó dùng men vi sinh định kì để phân hủy chất thải.

Do kiềm thấp: Thường xuyên kiểm tra độ kiềm có trong ao nuôi, hạn chế để độ kiểm xuống quá thấp dễ sinh ra các vi bào tử trùng EHP gây hại cho tôm. Với tôm thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp luôn ở mức 80 -180 CaCO3 mg/Lmg, với tôm sú độ kiềm trong ao là 80-160 CaCO3 mCaCO3, còn với tôm càng là 60 – 100 CaCO3 mg/L (tham khảo thêm bài viết: Cách tăng giảm độ kiềm trong ao nuôi)

Do khí độc: Sử dụng các chất vi sinh hoặc enzyme trong suốt quá trình nuôi để xử lí khí độc, giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ dư thừa, phân tôm, xác tảo và một số sinh vật biển nhỏ như hầu, vẹm có trong ao

3.3. Đối với nguyên nhân thiếu khoáng 

Điều chỉnh lại thực đơn cho ăn trong ngày của tôm phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng

Có thể sử dụng thêm một khoáng chất khoáng bổ sung bên ngoài, vi sinh có lợi khi bắt đầu những giai đoạn nuôi đầu tiên

4. Cách điều trị bệnh tôm cong thân hiệu quả

Cách 1: Sử dụng kết hợp khoáng chất tạt vào ao và trộn vào thức ăn

- Khi tôm đã mắc bệnh, bà con có thể dùng khoáng Super Moult đặc trị bệnh cong thân đục cơ trên tôm bằng cách tạt vào ao 1kg/ 1500m3 trong 2 ngày liên tiếp.

- Hay có thể kết hợp trộn Super Moult vào thức ăn để phòng ngừa và bổ sung khoáng chất cho tôm với liều dùng: 10g/ kg thức ăn.

Hình ảnh: Sản phẩm khoáng Super Moult đặc trị bệnh cong thân đục cơ trên tôm

Hình ảnh: Sản phẩm khoáng Super Moult đặc trị bệnh cong thân đục cơ trên tôm

Cách 2: Kết hợp khoáng chất và men vi sinh 

- Dùng khoáng Gold Key khi tôm có nhiều vấn đề liên quan đến các bệnh mềm vỏ, đục cơ, cong thân với liều lượng 3.5kg/1000m3 nước.

- Để môi trường ao nuôi ổn định và tránh phát sinh khí độc (NO2) bà con có thể sử dụng thêm số men vi si như sản phẩm Mega Sol với liều dùng 500g/2000-3000m3  để xử lí khí độc có trong ao

Hình ảnh: Khoáng Gold Key siêu khoáng giúp cứng vỏ

Hình ảnh: Khoáng Gold Key siêu khoáng giúp cứng vỏ

5. Thông tin liên hệ 

Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết, mong rằng bài viết đã giúp bà con có thêm kiến thức về các loại virus gây bệnh tôm cong thân và tìm được cách phòng ngừa điều trị hiệu quả. Mọi thắc mắc về kỹ thuật và cách xử lý ao hồ, bệnh tật ở tôm hãy liên hệ tới các thông tin sau đây để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: XNK-BIO-AQUA

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

 

 

Viết bình luận của bạn