Lọc

Đặc trị NO2 NH3

Trong quá trình nuôi tôm thì tình trạng khí độc trong ao xuất hiện là không thể tránh khỏi. Khi không quản lý ao tốt, lượng khí độc vượt quá mức an toàn, duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm, dẫn đến chết hàng loat. Vậy làm thế nào để phòng tránh và xử lý tình trạng lượng khí độc đang trong tình trạng cao một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, mời bà con cùng BIOAQUA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nguồn gốc hình thành khí độc

1.1 NH3

Khí Amonia có trong ao tôm ở dạng NH4+ ít gây độc cho tôm và dạng NH3 gây độc cho tôm.

Khí NH3 xuất hiện chủ yếu do thức ăn dư thừa, đặc biệt là thức ăn giàu đạm, phân tôm bài tiết ra môi trường (chiếm 75%), xác tôm, xác tảo khi chết sẽ phân hủy ra một lượng khí đáng kể.

Quá trình sinh hóa của các vi sinh vật làm các nhóm - NHtách ra khỏi các phân tử hữu cơ và biến đổi thành NH3.

dac-tri-no2-nh3

Nguồn gốc hình thành khí độc 

1.2 NO2

Chu trình nitrat hóa gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 nitrit hóa: NH3 (độc) biến đổi thành NO2- (độc)

Giai đoạn 2 nitrat hóa: NO2 biến đổi thành thành NO3 (không độc)

Đóng vai trò quan trọng của giai đoạn 2 là nhóm vi khuẩn nitrat Nitrobacter spp, Nitrospira spp phát triển rất chậm và chúng là những vi khuẩn hiếu khí nên cần lượng oxy lớn để chu trình nitrat hóa diễn ra. Trong khi, những vi khuẩn chủ yếu thúc đẩy giai đoạn 1 là nhóm vi khuẩn nitrit, chúng có thể hoạt động tốt ngay trong điều kiện ít oxy hơn nhiều. Nghĩa là trong điều kiện thiếu oxy, giai đoạn 1 diễn ra dễ dàng hơn giai đoạn 2, kết quả là lượng NO2 tăng cao.

2. Ảnh hưởng nghiêm trọng của khí độc tới tôm nuôi

Khí Amoniac (NH3), Nitrite (NO2 ) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm:

dac-tri-no2-nh3

Khí độc quá cao trong thời gian dài làm tôm chết hàng loạt

- Khi NH3, NOtăng tức là môi trường đang bị xấu đi, đáy ao dơ, nhiều mùn bã, nhớt nước, vi khuẩn có hại phát triển mạnh.

- NO2 gây ngạt tôm, tôm hô hấp khó trở nên yếu, dễ bị sốc, nhiễm bệnh chết.

- Rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu giữa cơ thể và môi trường, tôm lột xác bị mềm vỏ, chậm lớn, phù thủng cơ.

- Khi lượng NH3 tăng cao thì tôm tiêu hao nhiều oxy hơn, mang bị tổn thương, khả năng vận chuyển oxy trong máu giảm.

- Sức đề kháng tôm giảm, tôm yếu dễ bị nhiễm bệnh.

- Tôm chậm tăng trưởng, khó nuôi về size lớn.

- Tôm sống trong môi trường khí độc cao thời gian dài dễ chết hàng loạt.

- Tạo điều kiện cho các loại tảo độc phát triển, gây thiếu Oxy hàng loạt, gây hiện tượng sụp tảo.

3. Nhận biết dấu hiệu tôm đang nhiễm khí độc

dac-tri-no2-nh3

Biểu hiện tôm nhiễm khí độc

- Khí độc gây ngạt, tầng giữa và đáy ao thiếu oxy, tôm có hiện tượng nổi đầu

- Tôm yếu, bỏ ăn, bơi tấp mé bờ, lờ đờ trên mặt nước.

- Tôm lột xác không cứng vỏ, chậm lớn.

- Mang tôm bị tổn thương, phù thủng cơ.

- Kiểm tra test NO2, NH4+/ NH3 thấy vượt mức an toàn.

4. Giải pháp đặc trị NO2, NH3

Sử dụng combo (Mega Vir, Mega Sol/ Nitro Care, Oxy-Fix) để xử lý khí độc đặc biệt là NO2

Bước 1: Tiêu diệt các loài vi khuẩn, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn chuyển hóa NO2 thành NO3 phát triển.

dac-tri-no2-nh3

Mega Vir - Diệt khuẩn, tạo môi trường cho vi khuẩn có lợi phát triển

Dùng Mega Vir liều 1L/ 2000-3000 m3 tạt đều quanh ao và bật quạt mạnh.

Mega Vir là dòng diệt khuẩn phổ rộng, vô cùng an toàn cho cả tôm nhỏ nên bà con có thể an tâm sử dụng.

Bước 2: Sau 24 giờ diệt khuẩn, sử dụng sản phẩm đặc hiệu xử lý khí độc

dac-tri-no2-nh3

Mega Sol - Siêu vi sinh dạng nén khử khí độc ao hồ

Mega Sol/ Nitro Care (dạng viên nén) 500g/ 2000m3+ Oxy-Fix rải đều khắp ao sử dụng vào 9-10 giờ sáng

Thành phần của Mega Sol/ Nitro Care bao gồm Yucca; cùng các enzyme như protease, lipase,.. phân huỷ các chất hữu cơ; Vi sinh Nitrobacter sp, Nitrosomonas sp chuyển hóa NO2 độc thành NO3 không độc.

Oxy-Fix cung cấp oxy cho tầng đáy giúp tăng lượng oxy hòa tan ở đáy ao giúp chống sốc cho tôm, tăng oxy cho chu trình chuyển hoá nitơ cho vi sinh.

Lưu ý:

Nếu nồng độ khí độc NO2 ở ngưỡng cao trên 3ml/l thì tăng liệu trình lặp lại Bước 2 đến khi khí độc về ngưỡng an toàn cho tôm nuôi. Nếu có điều kiện có thể thay nước, tăng xiphong để rút ngắn thời gian xử lý.

5. Biện pháp phòng tránh lượng khí độc

- Cải tạo ao nuôi kỹ, loại bỏ mùn bã hữu cơ, chất cặn bã dưới đáy ao trước khi tiến hành nuôi vụ mới.

- Bà con nên sử dụng các kit test khí NH3 và NO2 thường xuyên để kiểm soát lượng khí và thay đổi liều lượng sao cho phù hợp với tình hình hiện tại.

dac-tri-no2-nh3

Kiểm tra hàm lượng khí độc trong ao

- Khí độc sẽ liên tục được hình thành trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nên bà con cần tiến hành xử lý định kỳ nhằm duy trì ở mức an toàn với tôm, tránh để trường hợp khí độc tăng cao trong thời gian dài sẽ rất khó xử lý. Nên định kỳ từ 7 đến 10 sản phẩm vi sinh Nitro Care/ Mega Sol một lần cứ 1kg sẽ dùng với khoảng 2000-3000m3 nước trong suốt mùa vụ nuôi.

- Bổ sung oxy thường xuyên để vi khuẩn nitrat hóa phát huy tối đa khả năng.

- Quản lý tốt lượng thức ăn tránh dư thừa.

6. Mua các sản phẩm đặc trị khí độc ở đâu?

Hiện tại BIOAQUA GROUP là đơn vị nhập khẩu trực tiếp 100% sản phẩm Nitro Care và Mega Sol từ Ấn Độ để phân phối tại thị trường Việt Nam. Công ty cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi nhất, cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ sẽ tư vấn nhiệt tình và tận tâm nhất cho bà con. Hãy nhanh tay liên hệ trực tiếp với BIOAQUA GROUP:

Video giới thiệu BIOAQUA

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Xem thêm