CÁCH PHÒNG VÀ XỬ LÝ KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM

Khí độc luôn là vấn đề nhiều hộ nuôi luôn gặp phải vì mức độ nguy hiểm có thể dẫn đến chậm phát triển, sức đề kháng yếu, tôm bị stress, khiến tôm chết rãi rác và trôi nổi trên mặt nước. Để biết được nguyên nhân xuất hiện của khí độc từ đâu gây nên và cách phòng ngừa, xử lý khí độc sao cho hiệu quả?
1. Khí độc xuất hiện từ đâu?
Khí độc trong ao nuôi tôm gồm có ba loại: NH3, NO2, H2S.
Nguyên nhân dẫn khí độc trong ao nuôi tôm
1.1 Khí độc NH3 trong ao nuôi
- Trong quá trình nuôi tôm, các hội nuôi thường xuyên gặp phải các tác hại từ môi trường, đặc biệt là khí độc trong ao nuôi. Khí NH3 là một trong những khí độc nguy hiểm dẫn đến sức khỏe tôm yếu và kém phát triển.
- NH3 là khí Amonia và được chia làm 2 dạng:
+ Amoni ion (NH4+): là dạng tương đối không gây quá nhiều độc cho tôm.
+ Amonia (NH3): là khí gây ra nhiều độc cho tôm.
- Nguyên nhân xuất hiện khí NH3 là do nguồn thức ăn của tôm có chứa nhiều chất đạm, đặc biệt chất hữu cơ được phân hủy và thải vào trong nguồn ao nuôi khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm và khí độc càng cao.
1.2 Khí độc NO2 trong ao nuôi
- NO2 là chính là kết quả trong trình xử lý NH3 trong ao nuôi sẽ dựa vào chu trình Nitrat hóa, gồm có 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: NH3 (khí có độc) chuyển sang thành NO2 (khí có độc).
+ Giai đoạn hai: NO2 (khí có độc) sẽ được phân giải chuyển sang NO3 (khí không độc).
- Trong chu trình nitrat hóa, đặc biệt giai đoạn hai là rất quan trọng vì nhóm vi khuẩn Nitrat Nitrobacter spp, Nitrospira sẽ chậm phát triển và chúng cần có lượng oxy lớn để diễn ra trong chu trình Nitrat hóa. Từ một khí có chất độc chuyển sang khi không độc, trở thành một khí thân thiện giữa môi trường nguồn nước và tôm giống.
- Nguyên nhân xuất hiện khí độc NO2 cao như: chưa xử lý ao nuôi tốt, nguồn nước cấp có chứa các bùn đất, ao có nhiều thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tôm chết, xác tảo tàn dẫn đến hiện tượng phân hủy trong ao nuôi dẫn đến môi trường nước ô nhiễm sinh ra khí độc NO2.
1.3 Khí độc H2S ở ao tôm
- H2S là loại khí độc nguy hiểm hơn Amoniac (NH3) và Nitrit. Chúng có khả năng làm sức khỏe tôm trở nên yếu đi, bơi chậm chạp, đặc biệt, khí H2S có lưu lượng cao sẽ dễ gây chết tôm trong khoảng thời gian ngắn.
- Trong điều kiện yếm khí, có một số vi sinh vật có hại, virus, vi khuẩn sẽ tận dụng những thức ăn dư thừa và chất hữu cơ ở dưới dáy ao. Sau đó sẽ thải ra một lượng lớn khí độc H2S gây mùi thối, cản trở đến đường hô hấp của tôm.
- Những yếu tố gây ra khí độc như: tảo nở hoa, sụp tảo, thức ăn dư thừa, ao sâu có chứa nhiều lớp mùn chưa được xi phông kỹ dẫn đến tình trạng khí độc H2S ngày càng nhiều hơn.
2. Ngưỡng chịu đựng khí độc của tôm
- NH3: là khi nhiệt độ trong ao nuôi càng cao, độ pH càng cao, oxy hòa tan thấp thì mức độ của khí NH3 càng độc, chỉ số môi trường sẽ bắt đầu dưới 0.1 và khoảng chịu đựng của tôm sẽ dưới 0.2 khi vượt quá mức cho phép khí độc xảy ra vấn đề gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
- NO2: độ độc còn phụ thuộc vào hàm lượng NH3 càng cao có mức độ chỉ số môi trường dưới 0.1 nên phải kiểm soát không cho khí độc NO2 tăng cao.
- H2S: khí độc sẽ bùng phát rất nhanh ở điều kiện độ pH thấp, nhiệt độ thấp và oxy hoàn thấp, H2S sẽ kết hợp với Hemoglobin để ngăn cản sự di chuyển oxy trong máu, làm cho tôm không đủ oxy hô hấp và dẫn đến tôm chết rất nhanh. Chỉ số môi trường ở khoảng thích hợp dưới 0.01 và khoảng chịu đựng của tôm sẽ là dưới 0.03.
3. Tác hại của khí độc ảnh hưởng đến tôm
- Tôm bị nhiễm khí độc thường nổi đầu, bờ chậm trên mặt nước, tấp mé vào ao.
Tôm nổi đầu bờ và tấp vào mé ao.
- Gây stress, sức đề kháng suy yếu, tôm biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Khí độc ngày càng cao khiến cho đường hô hấp của tôm không hoạt động, tôm bị ngạt thở, cản trở khả năng lấy oxy, ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống xót của tôm.
- Khí độc H2S đạt từ 0.01ppm trở lên làm tôm bị nhiễm độc và chết trong khoảng thời gian ngắn.
- Giảm hệ miễn dịch khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh như cong thân, EMS, gan tụy cấp, hoại tử cơ, phân trắng, đen mang, mềm vỏ tôm…
Tôm bị mềm vỏ do mắc phải khí độc
Tôm mắc phải bệnh gan tụy cấp do khí độc
4. Phòng và xử lý khí độc hiệu quả
4.1 Phòng khí độc trong ao tôm
- Chú ý lượng thức ăn cho ăn vừa đủ, để tránh việc thức ăn dư thừa trong ao.
- Tăng hệ miễn phí cho tôm nuôi, bà con có thể dùng MEGA GUT/ BEST GUT.
- Kiểm soát độ pH, kiềm ổn định.
- Duy trì lượng khuẩn có lợi trong ao, bà con có thể tham khảo sản phẩm MEGA LACT kết hợp với MEGA PS.
- Nguồn nước cấp phải đảm bảo không chứa khí độc như:
+ Hạn chế sử dụng nước nuôi cũ để phục vụ tiếp cho mùa vụ sau.
+ Không dùng nước nước giếng ngầm vì có chứa độ phèn rất cao.
+ Không dùng nước chưa qua lắng lọc.
- Sử dụng chu trình Nitơ giúp giảm khí độc, được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Chuyển hóa NH3 à NO2.
Chu trình Nitơ bắt đầu phân hủy các chất thải thành khí NH3. Nhưng khi NH3 tăng cao thì cây thủy sinh trong ao nuôi sẽ xuất hiện các vi sinh hiếu khí (Nitrosomonas) ở nơi có nhiều oxy, hấp thụ các khí NH3 sau đó thả ra NO2 trong môi trường nước.
+ Giai đoạn 2: Chuyển hóa NO2 à NO3.
- Khí NO2 xuất hiện sẽ tạo cho vi sinh yếm khí (Nitrospira) phát triển ở nơi có lượng oxy thấp. Lúc này chúng sẽ hấp thụ NO2 và thải ra NO3. Ngoài ra, cây thủy sinh sẽ hấp thụ khí NO3 để phát triển.
- Tuy nhiên NO3 không gây độc cho tôm ở mức thấp đến trung bình nhưng khi NO3 có nồng quá cao phát sinh ra khí độc ảnh hưởng đến tôm giống. Các hộ nuôi cần lưu phải giữ khí NO3 ở mức an toàn hoặc chuyển đổi thành N2 để không gây hại đến tôm.
+ Giai đoạn 3: Khử NO3 à N2
Đây là giai đoạn cuối của chu trình Nitơ, quá trình chuyển đổi vi sinh yếm khí sang NO3, từ NO3 chuyển thành N2. Chu trình này sẽ giúp cải thiện được môi trường ao nuôi cách tốt nhất để phù hợp với điều kiện sống của tôm.
4.2 Xử lý khí độc an toàn cho tôm
Trường hợp cần giải độc khẩn cấp ở tôm
Yucca Gold – Cấp cứu tôm nổi đầu khi dính khí độc
Sau khi thấy tôm nổi đầu do dính phải khí độc bà con nên cấp cứu ngay cho tôm:
- Cung cấp ngay lượng oxy cho tôm: bật quạt, sục khí, tạt oxy viên Oxy-fix với liều lượng 1kg/1500-2000m3 nước để tặng hàm lượng oxy hòa tan nhanh.
- Giải độc khẩn cấp và chống sốc cho tôm bằng cách tại Yucca Gold với liều lượng 500ml/2000 – 3000m3 với khả năng hấp thụ, hạ khí độc cấp tốc.
Xử lý khí độc trong môi trường
- Bước 1: Tiêu diệt các sinh vật, vi khuẩn có hại tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn chuyển hóa NO2 sang NO3.
Mega Vir – siêu diệt khuẩn, an toàn cho tôm
+ Để xử lý khí độc trong ao nuôi, bà con nên dùng Mega Vir để khống chế các vi sinh gây ra khí độc, chuyển NO2 sang dạng khí thân thiện mang chất độc NO3.
+ Liều dùng MEGA VIR 1L/ 2000-3000m3 tạt đều quanh ao và bật cho quạt chạy mạnh.
+ Mega Vir là sản phẩm được Đơn vị Bioaqua Group trực tiếp nhập khẩu, xuất xứ từ Ấn Độ, đảm bảo chất lượng an toàn cho tôm giống sau khi dùng.
- Bước 2: Sau khi diệt khuẩn 24h, tiếp tục đặc hiệu xử lý khí độc
MegaSol – Siêu vi sinh dạng nén khử khí độc
- Nếu ao nuôi của bà con đang dính phải nhiều bọt khí độc nên sử dụng liều gấp đôi 1kg/ 2000-3000m3 nước kết hợp cùng Oxy-Fix để tăng hiệu quả của sản phẩm.
- MegaSol là sản phẩm có xuất xứ từ Ấn Độ 100%, đảm bảo chất lượng và an toàn. Ngoài ra, MegaSol còn hạ lượng khí độc tức thời, cấp cứu cho tôm.
5. Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA
Để biết thêm thông tin sản phẩm và kỹ thuật nuôi tôm đến từ Đơn vị Bioaqua Group. Bà con vui lòng để liên hệ cho Đơn vị để được hỗ trợ tận tình về quá trình nuôi tôm.
- MST: 0312913693
- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: (+028) 3765 7863
- Hotline: 0934 014 646
- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP
- Youtube: bioaquagroup
- Tiktok: BIOAQUA_GROUP
- Website: bioaquagroup.com
Tin liên quan

XỔ KÝ SINH TRÙNG Ở TÔM AN TOÀN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

NHỮNG BỆNH NÀO Ở TÔM THƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG MÙA MƯA
