CÁCH PHÒNG BỆNH TÔM THẺ BỊ ĐỎ ĐUÔI (HỘI CHỨNG TAURA)

CÁCH PHÒNG BỆNH TÔM THẺ BỊ ĐỎ ĐUÔI (HỘI CHỨNG TAURA)

Nhiều căn bệnh trên tôm thẻ chân trắng được xác định nguyên nhân là do virus như hội chứng đốm trắng (WSSV), virus bệnh đầu vàng (YHV), virus hoại tử dưới da và tạo máu truyền nhiễm (IHHNV) và virus hội chứng Taura…. Các do virus gây ra vẫn chưa có nhiều giải pháp điều trị đặc hiệu. Do đó, trang bị cho mình những kiến thức, kỹ thuật để chủ động phòng chống bệnh là giải pháp tốt nhất để hạn chế tối đa những rủi ro.

Tiếp theo trong chuỗi bài viết kỹ thuật mà Bioaqua Group giới thiệu đến bà con nuôi tôm, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hội chứng Taura hay bà con mình còn gọi là bệnh đỏ đuôi, là bệnh rất thường gặp ở giai đoạn tôm ương, tỷ lệ thiệt hại cao.

 

1. Tác nhân gây ra hội chứng Taura (Bệnh đỏ đuôi trên tôm)

Hội chứng Taura do nhiễm Virus (Taura Syndrome Virus – TSV), là loại virus RNA nhỏ, thuộc họ Dicistroviridae.

2. Đối tượng và giai đoạn nhiễm virus Taura

Rất nhiều loài tôm như tôm thẻ chân trắng, tôm sú đều rất nhạy cảm với virus bệnh Taura. Các loài chim, sinh vật dưới nước khác là trung gian truyền bệnh, có thể khiến tôm nhiễm bệnh. Bệnh xuất hiện sớm, chủ yếu gặp ở giai đoạn ấu trùng hoặc postlarvae. Lý do đằng sau sự lây lan có thể xuất phát từ mật độ tôm cao, nguồn giống và tôm bố mẹ không có kiểm soát.

Thời gian của bệnh thường xảy ra trong khoảng 14-45 ngày (cỡ 0.05-7g) kể từ khi thả ấu trùng vào bể ương, ao nuôi, có những trường hợp xuất hiện ở tôm thương phẩm.

Bệnh rất nguy hiểm vì thời gian ủ bệnh lâu, có thể lây truyền theo cả chiều ngang và chiều dọc với tốc độ nhanh chóng, tỷ lệ gây chết tôm có thể lên tới 40-90% chỉ trong vài ngày. Những cá thể sống sót sau khi nhiễm TSV sẽ mang mầm bệnh suốt đời.

Bệnh được chẩn đoán: Xét nghiệm PCR-RNA dương tính với TSV.

 

3. Triệu chứng khi tôm nhiễm virus Taura

Tôm bị nhiễm Taura có thể nhiều triệu chứng như nhiễm bệnh vi khuẩn hoặc không biểu hiện ra triệu chứng nào nhưng vẫn có mầm bệnh tồn tại:

Tôm yếu, mềm vỏ, trống ruột, bơi lờ đờ, tấp mé, chậm lớn, tôm bỏ ăn, tập trung ở gần bờ ao, tỷ lệ tử vong tăng cao đột ngột ở tôm hậu ấu trùng, tôm chưa trưởng thành hoặc tôm sắp trưởng thành…

Bệnh Taura có 3 giai đoạn bệnh: cấp tính, chuyển tiếp, mãn tính.

3.1. Giai đoạn cấp tính

Dạ dày và ruột trống rỗng, bề mặt cơ thể và các phụ bộ chuyển màu đỏ nhạt, đuôi và chân màu đỏ đậm hơn do sự mở rộng của các sắc tố màu đỏ, vỏ mềm. Trường hợp tôm sú nhiễm bệnh sẽ thấy toàn bộ phần đuôi tôm chuyển màu đỏ, phát triển ngược dần lên phía bên trên, chân bơi và chân bò cũng có màu đỏ.

cach-phong-benh-tom-the-bi-do-duoi-hoi-chung-taura

Hình mẫu cho thấy đuôi của tôm không bị nhiễm (A)  khi so sánh với tôm bị nhiễm (B) có cả phần đuôi chuyển sang màu đỏ.

Lưu ý: Đuôi quạt màu đỏ đặc trưng. Các cạnh gồ ghề xung quanh biểu mô biểu bì ở uropods (vây đuôi) là dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng và gợi ý hoại tử khu trú của biểu mô tại các vị trí đó (a).

Giai đoạn chuyển tiếp: Nhiều tổn thương biểu bì có hình dạng bất thường và phân bố ngẫu nhiên (sẫm màu), chủ yếu tôm chết do virus Taura là thường vào lúc lột xác.

Vi khuẩn Vibrio spp tấn công gây hoại tử làm xuất hiện các đốm đen trên thân, đuôi, chân bị ăn mòn (dễ nhầm lẫn là triệu chứng của bệnh đốm đen).

Virus ký sinh tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi gây ra các vết đốm đỏ.

cach-phong-benh-tom-the-bi-do-duoi-hoi-chung-taura

 

Hội chứng Taura ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Penaeus (Litopenaeus) vannamei) còn sống sót Lưu ý: Các tổn thương hắc tố sẫm màu trên mang do nhiễm trùng giai đoạn chuyển tiếp.

Nguồn: DV Lightner

3.3. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính:

Những con tôm còn sống có thể lột vỏ, sau vài lần có thể không còn các đốm đen, tôm có thể bắt mồi trở lại bình thường và tiếp tục phát triển. Lúc này, chỉ có tổ chức lympho bị nhiễm virus, tôm không còn các biểu hiện bên ngoài.

cach-phong-benh-tom-the-bi-do-duoi-hoi-chung-taura

Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương nuôi trong ao (Penaeus (Litopenaeus) vannamei) trong giai đoạn mãn tính hoặc hồi phục của hội chứng Taura. Lưu ý: nhiều điểm Melanised (sẫm màu) hình thành sau khi hoại tử biểu bì mô của tôm nhiễm TSV

 

Dấu hiệu bệnh lý vi thể

Hoại tử biểu mô biểu bì của phần phụ

Tổn thương đa ổ ở biểu mô biểu bì (giai đoạn chuyển tiếp)

cach-phong-benh-tom-the-bi-do-duoi-hoi-chung-taura

Tổn thương đặc trưng trong giai đoạn cấp tính của hội chứng Taura

Lưu ý: Độ phóng đại cao hơn của Hình 5, phía dưới bên phải (a). Các tổn thương hội chứng Taura cổ điển bao gồm các tế bào biểu mô biểu bì và mô liên kết dưới biểu bì hoại tử với các nhân pyknotic và karyorrhectic; tăng bạch cầu ái toan trong tế bào chất  nói chung; và rất nhiều thể vùi tế bào chất bắt màu khác nhau. Các thể vùi tế bào chất và các nhân pyknotic và karyorrhectic làm cho tổn thương có hình dạng giống như hạt tiêu hoặc lỗ thủng bằng súng đạn để chẩn đoán bệnh lý. Sự vắng mặt của các tế bào máu trong hoặc gần tổn thương cho thấy tổn thương là cấp tính. Độ phóng đại 900x. Nguồn: DV Lightner

 

cach-phong-benh-tom-the-bi-do-duoi-hoi-chung-taura

Mặt cắt ngang dọc của cơ quan bạch huyết của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Penaeus (Litopenaeus) vannamei) vị thành niên bị nhiễm bệnh thực nghiệm trong giai đoạn mãn tính hoặc hồi phục của hội chứng Taura.

Lưu ý: TSV gây ra một số tổn thương đáng kể trong cơ quan bạch huyết (LO), nhưng không bao giờ là tổn thương hội chứng Taura đặc trưng của loại được thấy trong biểu mô biểu bì. Các dây hoặc mô LO trông bình thường được đặc trưng bởi nhiều lớp tế bào vỏ bọc xung quanh mạch máu trung tâm (a). Xen kẽ là sự tích tụ của các tế bào LO vô tổ chức tạo thành LO 'nhân vật chính' (LOS). LOS thiếu một mạch trung tâm và bao gồm các tế bào có nhân to và các không bào tế bào chất lớn, nổi bật và các thể vùi tế bào chất khác (b). Độ phóng đại 450 lần. Nguồn: DV Lightner

 

4. Điều trị và giải pháp phòng tránh bệnh Taura

Bệnh Taura là do virus gây ra, nên hiện chưa có giải pháp đặc trị hiệu quả, khi kiểm tra đã xác định tôm đỏ thân do bệnh Taura bà con cần thu tôm, sau đó tiến hành khử trùng nước, cải tạo lại ao để nuôi vụ mới.

Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, cách tốt nhất là bà con thực hiện chủ động phòng bệnh chung như

- Thả giống sạch bệnh hoặc có khả năng kháng bệnh Taura, được kiểm tra bằng phương thức PCR, có chứng nhận kiểm dịch.

- Cải tạo ao kỹ trước khi thả tôm, nạo vét bùn, phơi đáy ao.

- Diệt tạp, diệt khuẩn triệt để nước cấp vào ao, sát trùng dụng cụ nuôi để loại bỏ các vật trung gian mang mầm bệnh bằng cách dùng sản phẩm siêu diệt khuẩn Mega Vir/ Goal Vir liều dùng 0.5 - 0.7ppm.

- Tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, men vi sinh Mega Gut/ Best Gut vào thức ăn định kỳ cho tôm.

cach-phong-benh-tom-the-bi-do-duoi-hoi-chung-taura

Sản phẩm diệt khuẩn Goal Vir

 

5. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: XNK-BIO-AQUA

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn