CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Bệnh đốm trắng trên tôm là loại bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ gây chết tôm có thể lên đến 100% chỉ sau khi mắc bệnh từ 3-5 ngày. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa lạnh khi mà nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 32 độ C. Vậy các nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm là gì ? Cách phòng ngừa bệnh đốm trắng hiệu quả trên tôm như thế nào? Hôm nay, mời bà con hãy cùng Bioaqua tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Các nguyên nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm

1.1. Do virus

a. Tác nhân

Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) là một loại Whispovirus mới trong họ Nimaviridae. Virus có hình dạng trứng với kích thước 120 x 275 nm và một đuôi phụ có kích thước 70 x 300 nm ở một đầu. Nhân của virus có cấu trúc DNA dạng vòng với hai chuỗi nucleotide và không có thể ẩn (Occlusion body), có bộ gen với chiều dài 292.967 bp. Virus chứa ít nhất 5 lớp protein với trọng lượng phân tử từ 15-28 kilodalton. Vỏ bao của virus có đường kính khoảng 120-150 nm và chiều dài 270-290 nm với 2 lớp protein VP28 và VP19. Nucleocapsid của vi-rút có đường kính 65-70 nm và chiều dài 300-350 nm với 3 lớp VP26, VP24, VP19. Màng bao VP28, VP29

Hình ảnh: Tôm bị nhiễm WSSV (a), đốm trắng trên vỏ đầu ngực (b), dưới kính hiển vi điện tử WSSV có dạng hình trứng, một đầu có phần phụ như cái đuôi (c)

Hình ảnh: Tôm bị nhiễm WSSV (a), đốm trắng trên vỏ đầu ngực (b),

dưới kính hiển vi điện tử WSSV có dạng hình trứng, một đầu có phần phụ như cái đuôi (c)

b. Dấu hiệu bệnh lí

Bệnh tôm có triệu chứng là xuất hiện rất nhiều đốm trắng trong vỏ, đặc biệt là ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, thứ 6 và trên toàn thân, với kích thước từ 0,5-2,0 mm. Ngoài ra, tôm bệnh còn có dấu hiệu hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lềnh bềnh ở mặt nước hoặc dạt vào bờ ao. Đôi khi, thân của tôm bị sưng và có màu đỏ. Bệnh thường xuất hiện sau 1-2 tháng kể từ khi tôm được thả vào ao nuôi, đặc biệt là trong môi trường nuôi tôm kém chất lượng. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3-10 ngày, tỉ lệ chết của tôm trong ao nuôi cao và nhanh, thường lên đến 100%.

Hình ảnh: Vỏ giáp đầu ngực tôm bị đốm trắng do virus WSSV

Hình ảnh: Vỏ giáp đầu ngực tôm bị đốm trắng do virus WSSV

c. Mô bệnh học

Bệnh tôm do virus đốm trắng gây ra có dấu hiệu là hủy hoại các mô trung bì và ngoại bì, dẫn đến sự phình to của nhân tế bào. Khi sử dụng thuốc nhuộm H&E để nhuộm mẫu, các thể bệnh sẽ được nhìn thấy nằm ở trung tâm và có màu từ nhạt đến sẫm, được bao quanh bởi chất nhiễm sắc. Những mô bị ảnh hưởng nặng nhất thường là mô ở lớp dưới cutin của dạ dày, giáp đầu ngực hoặc mô mang.

Hình ảnh: Tôm bệnh đốm trắng do virus WSSV (Wang et al., 2000). Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng cho thấy có viền tròn bao quanh (mũi tên to, rỗng), chính giữa có nhiều đốm đen

Hình ảnh: Tôm bệnh đốm trắng do virus WSSV (Wang et al., 2000).

Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng cho thấy có viền tròn bao quanh

(mũi tên to, rỗng), chính giữa có nhiều đốm đen

1.2. Do vi khuẩn 

a. Tác nhân

Vi khuẩn (Bacterial White Spot Syndrome - BWSS) thuộc họ Bacillaceae.

b. Dấu hiệu bệnh lí

Trong giai đoạn ban đầu của bệnh, tôm bị nhiễm khuẩn vẫn có thể ăn mồi và lột vỏ, dẫn đến việc các đốm trắng có thể bị mất đi. Tuy nhiên, quá trình lột vỏ sẽ bị chậm lại đối với tôm bị nhiễm nặng và không có hiện tượng tôm chết hàng loạt. Thay vào đó, hầu hết tôm bị đóng rong và mang bẩn. Tôm bị bệnh sẽ có các đốm trắng mờ đục trên vỏ khắp cơ thể cùng với hiện tượng ăn mòn và thoái hóa lớp vỏ, gây mất màu sắc. Đốm trắng có hình tròn, nhỏ hơn và ít hơn đốm trắng do vi-rút (WSSV). Dưới kính hiển vi, các đốm trắng sẽ có hình dạng lan tỏa giống như địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng, trong khi đó đốm trắng do vi-rút sẽ có đốm đen (melanin) ở giữa. Các đốm trắng thường chỉ nằm ở phía ngoài lớp biểu bì và các tổ chức liên kết. Tuy tôm có ăn chậm hơn nhưng không gây thiệt hại đáng kể. Trong trường hợp này, nên kiểm tra mức độ mô học và sử dụng kỹ thuật PCR để xác định bệnh.

Hình ảnh: Vỏ giáp đầu ngực của tôm bị đốm trắng do vi khuẩn (BWSS)

Hình ảnh: Vỏ giáp đầu ngực của tôm bị đốm trắng do vi khuẩn (BWSS)

c. Mô bệnh học

Kết quả phân tích của mô bệnh học cho thấy chỉ có tồn tại tổn thương lớp cutin, ngoài ra không có phát hiện thể vùi nội nhân đặc trưng ở nội bì và trung bì.

Hình ảnh: Tôm bệnh đốm trắng do vi khuẩn (Wang et al., 2000). Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng

Hình ảnh: Tôm bệnh đốm trắng do vi khuẩn (Wang et al., 2000).

Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi đốm trắng có dạng lan tỏa hình

địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng

1.3. Do môi trường 

Tôm khỏe mạnh và không có tôm tấp bờ, đàn tôm vẫn hoạt động và ăn đều ở mức bình thường, tuy nhiên có đốm trắng xuất hiện trên vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do môi trường chứ không phải do vi-rút hay vi khuẩn, khi độ cứng của nước quá cao thì tôm sẽ hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng. Để khắc phục hiện tượng này, có thể thay nước để giảm độ cứng, tránh bón vôi quá liều và đảm bảo tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với việc kích thích lột xác. Sau khi lột xác, đốm trắng sẽ mất đi.

2. Cách phòng ngừa tôm bị bệnh đốm trắng 

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dành cho tôm khi mắc bệnh đốm trắng, do đó bà còn phải hết sức lưu ý cẩn thận trong việc phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm.

2.1. Đối với ao chưa có tôm bị nhiễm đốm trắng 

Phòng ngừa bệnh đốm trắng bằng cách hạn chế những nguyên nhân trong lược đồ sau

Chọn giống tôm bố mẹ sạch bệnh, không mắc phải WSSV, nghiên cứu kiểm tra tôm giống thật kĩ trước khi thả nuôi (Tham khảo: Tôm giống Java số 1 Việt Nam)

Cần phải tiêu diệt tất cả các vật trung gian truyền bệnh bằng cách sử dụng vôi hoặc hóa chất trước khi chuẩn bị cho mùa nuôi mới.

Vét sạch bùn đáy, rải vôi, và để khô đáy ao trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày.

Cần phải lấp kín các lỗ trên bờ ao để ngăn cua và còng trốn tránh.

Khi cấp nước vào ao nuôi, cần phải lọc nước qua các túi lọc nhiều lớp để ngăn chặn trứng và ấu trùng của các loài cá, giáp xác truyền bệnh vào ao nuôi. Sau đó, cần phải tiến hành diệt tạp trong nước trước khi thả nuôi để diệt một số loài cá dữ và cá bị nhiễm bệnh.

Sử dụng sản phẩm Mega LactUFO với các lợi khuẩn nhằm gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh với liều dùng định kỳ 227g/ 3000-5000m3.

Sản phẩm đặc trị nhớt bạt, keo nước

Áp dụng các công nghệ nuôi như công nghệ Biofloc thân thiện với môi trường, nuôi ghép với cá... để phòng, chống bệnh hiệu quả.
Sử dụng sản phẩm Mega Digest để bổ sung thêm Vitamin C, men vi sinh vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Tuyệt đối không sử dụng thức ăn tươi sống cho tôm ăn vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiềm tàng.

Sản phẩm bổ sung vi sinh có lợi cho tôm

Kiểm tra thường xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi và tình trạng sức khỏe của tôm nuôi để kịp thời phát hiện và xử lý.

2.2. Đối với ao đã có tôm bị nhiễm đốm trắng

Trong trường hợp ao nuôi tôm bị nhiễm virus đốm trắng và xuất hiện các dấu hiệu cấp tính, cần thực hiện các biện pháp sau đây ngay lập tức:

Tách ao bệnh để cách ly tôm khỏi tình trạng lây lan bệnh.

Thu hoạch tôm trong vòng 1-2 ngày nếu tôm đạt kích cỡ thu hoạch.

Sau khi thu hoạch, cần tiến hành khử trùng nước và dụng cụ trong ao bằng cách pha dung dịch sát khuẩn 100g Mega Vir trong 10L nước sạch. Ngâm dụng cụ (lưới, vợt,...) trong 2-3 giờ. Nước trong ao phải được giữ ít nhất 7 ngày sau trước khi xả ra môi trường.

Sản phẩm khử trùng nước

Dụng cụ và quạt nước dùng trong ao phải được phun xịt bằng nước hòa chlorine với nồng độ 1600ppm hoặc ngâm trong nước hòa tan 40ppm chlorine trong ít nhất 3 ngày.

Nếu tôm chưa đạt kích cỡ thu hoạch, cần tiến hành xử lý bằng Chlorine với nồng độ 40ppm và tái xử lý nếu tôm chưa chết hết bằng Chlorine với nồng độ 100ppm. Xác tôm chết phải được lưu lại trong ao ít nhất 7 ngày để phân hủy tự nhiên và tiêu diệt mầm bệnh.

Sau khi tháo nước, cần loại bỏ bùn đáy, xử lý đáy ao nuôi bằng sản phẩm Mega Ps – chế phẩm vi sinh đậm đặc với liều lượng 1L/1500m3 nước, tạt liên tục 3 ngày vào chiều tối.

Sản phẩm vi sinh xử lí đáy ao tôm

Các ao nuôi tôm gần kề với ao bị nhiễm WSSV nhưng không có dấu hiệu bệnh (giảm ăn, lờ đờ) có thể được duy trì bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng. Có thể sử dụng iodine 10% với nồng độ 0,3-1ppm (lặp lại sau 3-4 ngày), formaline 70ppm (mỗi ngày) hoặc BKC 1ppm để xử lý.

3. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn