BỔ SUNG KHOÁNG SIÊU ĐẬM ĐẶC - GIẢI QUYẾT MỀM VỎ ỐP TRÊN THÂN TÔM

BỔ SUNG KHOÁNG SIÊU ĐẬM ĐẶC - GIẢI QUYẾT MỀM VỎ ỐP TRÊN THÂN TÔM

Bổ sung khoáng siêu đậm đặc - Giải quyết mềm vỏ ốp trên thân tôm

Mềm vỏ, ốp thân là hiện tượng thường gặp trên ao thường gặp tại các ao nuôi tôm thẻ chân trắng, phản ánh tình trạng ao và tôm nuôi đang được chăm sóc chưa đúng cách. Tuy không gây hại với tốc độ nhanh chóng như vấn đề do vi khuẩn, virus gây ra nhưng bệnh làm tôm yếu ớt, chậm lớn, chết rải rác. Theo sau hiện tượng mềm vỏ, ốp thân không được điều trị trong thời gian dài là nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm, mở lối cho nhiều vấn đề khác nghiêm trọng hơn, do tôm không còn khả năng chống chọi với các tác động bên ngoài.

1.  Nguyên nhân bệnh mềm vỏ, ốp thân trên tôm

- Hiện tượng mềm vỏ, không cứng vỏ sau khi lột có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt dinh dưỡng, hoặc các điều kiện môi trường không phù hợp cho tôm sinh trưởng:

- Chất lượng nước kém: môi trường ao nuôi bị ô nhiễm do các chất thải, hóa chất, thuốc trừ sâu tồn dư trong hoạt động chăn nuôi, trồng trọt. Đáy ao dơ do chất thải và thức ăn dư thừa, xác tảo tích tụ.

- Độ mặn và độ kiềm của nước ao nuôi: khi độ mặn thấp, kiềm yếu < 80 mg CaCO3/ l cũng là một trong những yếu tố khiến tôm có hiện tượng mềm vỏ do tôm không cứng vỏ sau khi lột được.

- Thiếu dinh dưỡng: thức ăn cho tôm không chất lượng, không đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm như các khoáng chất (quan trọng nhất là Canxi và Phospho), Vitamin cần thiết cho quá trình tôm lột và hình thành vỏ mới.

- Tôm mềm vỏ do vi khuẩn (hội chứng lỏng vỏ - LSS): Một nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho kết quả cho thấy Vibrio có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng lỏng vỏ LSS (Loose Shell Syndrome).

- Do sốc môi trường: thời tiết thay đổi thất thường, tôm bị sốc do quá trình san tôm không đúng kỹ thuật, dùng hóa chất.

Bo sung khoang sieu đam đac - Giai quyet mem vo op tren than tom

Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ ốp thân trên tôm

2.  Dấu hiệu và ảnh hưởng của bệnh mềm vỏ, lỏng vỏ, ốp thân

- Tôm bơi chậm chạp, lờ đờ

- Bóp kiểm tra thấy vỏ tôm mềm, mỏng vỏ, vỏ nhăn nheo, gồ ghề, dễ bị rớt đáy

- Tôm bị lỏng vỏ, có khoảng cách giữa vỏ và cơ thịt

- Vỏ chuyển sang màu sẫm

- Ruột tôm rỗng hoặc ruột chuyển sang màu trắng sữa đục

- Tuyến gan tụy bị teo do do sự xuất hiện của Melanin

- Cơ mang bị tổn thương, các chất bẩn trong mang

- Tôm có hiện tượng đục cơ, cong thân

- Tôm mỏng vỏ rất yếu ớt nên dễ bị đóng rong, nhiễm các bệnh về ký sinh trùng, bị các mầm bệnh vi khuẩn virus tấn công dễ nhiễm bệnh

- Tôm kén ăn, phát triển chậm, trong thời gian dài có thể dẫn tới chết tôm

- Tôm thường trốn xuống khu vực đáy để lột vỏ, lúc này nếu gặp điều kiện đáy ao kém, lượng khí độc tích tụ lớn gây độc cho tôm, tôm rớt đáy.

Bo sung khoang sieu đam đac - Giai quyet mem vo op tren than tom

Biểu hiện tôm bị bệnh mềm vỏ ốp thân Nhấp chuột và kéo để di chuyển

Chú thích: A) Tôm nhiễm bệnh chậm chạp, vỏ và cơ bắp mềm nhão, (B) Gan tụy tôm có sắc tố melanin, gan co lại và nhỏ hơn khi so sánh với tôm khỏe, (C) Ruột tôm bệnh chuyển thành màu sữa đục, (D) Khoảng cách giữa cơ và vỏ có thể thấy rõ.

Xét nghiệm mô bệnh học cho thấy: gan tụy tôm bị tổn thương, cơ và mang hỏng hoàn toàn. Bùn đất bam lên mang cản trở hô hấp. Các dấu hiệu trên tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh cũng tương tự dấu hiệu tôm sú nhiễm LSS đã được báo cáo 1989.

 Bo sung khoang sieu đam đac - Giai quyet mem vo op tren than tomBo sung khoang sieu đam đac - Giai quyet mem vo op tren than tomBo sung khoang sieu đam đac - Giai quyet mem vo op tren than tom

Nhấp chuột và kéo để di chuyểnPhân tích mô bệnh học tôm nhiễm LSS

3. Phòng bệnh mềm vỏ ốp thân

- Việc cải tạo ao trước khi thả nuôi phải được thực hiện đúng kỹ thuật, không sử dụng vô tội vạ các hóa chất trong cải tạo ao, không để lượng thuốc trừ sâu, các chất hóa học từ hoạt động nông nghiệp, công nghiệp khác tiếp xúc với ao và nước nuôi.

- Xây dựng hệ thống ao lắng, ao xử lý nước trước khi đưa vào nuôi để nước ao sạch, loại bỏ các mầm bệnh, dịch bệnh.

- Con giống khỏe mạnh, có minh chứng nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Thả giống mới mật độ phù hợp, không thả quá mức dày đặc.

- Bổ sung khoáng chất cho tôm bằng cách tạt vào môi trường hoặc trộn vào thức ăn cho tôm Mega Cal/ Shell Max

- Kết hợp bổ sung thêm Megaliv Aqua/ Vetliv-07 để bổ sung lượng vitamin, tăng cường chức năng gan, bổ gan.

Bo sung khoang sieu đam đac - Giai quyet mem vo op tren than tom

Gan khỏe giúp nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tôm Nhấp chuột và kéo để di chuyển

- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo tính ổn định của môi trường để hạn chế sự biến động đột ngột các yếu tố dễ khiến tôm sốc, ao bị sụp tảo....

- Đảm bảo độ pH nằm trong ngưỡng phù hợp (khoảng 7,5 - 8,5), độ kiềm trong ao đối với tôm sú là 80-120mg/ L và đối với tôm thẻ là khoảng 120-160 mg/ L.

- Làm sạch đáy ao nuôi định kỳ, xử lý khí độc thường xuyên bằng sản phẩm siêu vi sinh dạng nén Nitro Care/ Mega Sol liều dùng 500g/ 2-3000m^3 nước 7-10 ngày 1 lần.

- Diệt khuẩn định kỳ cho ao nuôi, nhất là vi khuẩn Vibrio bằng sản phẩm Mega Vir/ Goal Vir

4. Mega Cal/ Shell Max - khoáng nước đậm đặc chuyên trị bệnh mềm vỏ, ốp thân

Xử lý môi trường: Tiến hành thay nước, siphon đáy ao, tăng cường sục khí bổ sung lượng oxy hòa tan trong ao. Nếu lượng khí độc đang lên quá cao thì tiến hành xử lý khí độc tức thời bằng Yucca Gold

Bo sung khoang sieu đam đac - Giai quyet mem vo op tren than tom

Giải pháp đặc trị mềm vỏ ốp thân trên tôm Nhấp chuột và kéo để di chuyển

 

Bổ sung dinh dưỡng cho tôm: với thành phần đậm đặc các loại Vitamin, khoáng chất cần thiết Mega Cal/ Shell Max trở thành hỗ trợ đắc lực trong phòng ngừa cũng như điều trị các bệnh về mềm vỏ, ốp thân, cong thân, đục cơ do thiếu dinh dưỡng:

- Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, Vitamin D thúc đẩy sự chuyển hóa Canxi, Phospho hiệu quả.

- Bổ sung khoáng vi lượng, đặc biệt là Canxi, phospho giúp tôm nhanh cứng vỏ, giải quyết tình trạng mềm vỏ, ốp thân do thiếu khoáng.

- Khoáng chất được bổ sung ở dạng ion nên dễ dàng hấp thụ, thích hợp cho tôm nhỏ, giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh mềm vỏ, ốp thân, cong thân, đục cơ.. tăng tỷ lệ sống trên tôm.

- Cung cấp Kẽm giúp chống lại quá trình oxy hóa, tăng nồng độ Canxi và ổn định độ pH của tôm, đồng thời làm giảm sự thất thoát nước trong cơ thịt tôm ra bên ngoài, hỗ trợ ngăn ngừa cong thân, đục cơ của tôm.

Lưu lý liều dùng: Tùy vào giai đoạn của tôm, bà con cần lưu ý cho liều dùng cho phù hợp hoặc tham khảo thêm tư vấn của nhân viên kỹ thuật:

- Tôm < 30 ngày: tỷ lên trộn 15-20ml/ kg thức ăn.

- Tôm > 30 ngày: trộn theo tỉ lệ 7-10ml/ kg thức ăn và sử dụng xuyên suốt vụ nuôi

- Tạt trực tiếp: 1L/ 1.500-2.000m^3 vào chiều tối để phòng tôm lột thiếu khoáng

- Nếu tôm đang thời kỳ mềm vỏ/ lột xác rộ cần bổ sung lượng khoáng lớn: 1L/ 1000m^3

Bo sung khoang sieu đam đac - Giai quyet mem vo op tren than tom

Khoáng được cung cấp dưới dạng ion dễ dàng hấp thụ Nhấp chuột và kéo để di chuyển

5. Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Video giới thiệu BIOAQUA GROUP

Viết bình luận của bạn