ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT DẪN DỤ ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT DẪN DỤ ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

1. Tầm quan trọng của sử dụng chất dẫn dụ thức ăn trong nuôi tôm

Thức ăn chiếm tới hơn 50% chi phí trong nuôi tôm nên việc quản lý được vấn đề then chốt này sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế khi nuôi. Việc xác định đúng và cung cấp đúng nhu cầu dinh dưỡng cho tôm là vô cùng cần thiết, bên cạnh đó việc tôm sử dụng thức ăn phải mang lại hiệu quả. Vì thức ăn tốt đến đâu mà tôm không ăn thì chẳng những gây lãng phí rất lớn mà còn khiến ô nhiễm môi trường ao nuôi nhanh chóng.

Trong thức ăn, tỷ lệ protein chiếm tỷ trọng vô cùng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu dinh dưỡng của tôm. Từ lâu bột cá chính là nguồn cung cấp chính lượng protein này. Nhưng với chi phí liên tục tăng cao và không ổn định, nếu tiếp tục sử dụng có thể bà con sẽ không có lời.

Do đó, các chuyên gia tìm các nguồn thay thế để cung cấp protein đảm bảo giá thành và số lượng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm. Các nguồn thay thế phổ biến là kết hợp bột cá với các nguồn protein khác như bột đậu nành, bột phụ phẩm gia cầm, bột côn trùng, bột từ vi khuẩn, nấm men, vi tảo….

Vấn đề là khi sử dụng một số nguồn đạm thực vật khiến tôm giảm tính ngon miệng, từ đó chán ăn, chậm lớn. Thêm nữa quá trình ăn của tôm chậm hơn so với các loài thủy sản khác, nên tỷ lệ sử dụng thức ăn thấp và nguồn nước càng có nguy cơ bị ô nhiễm hơn.

Để khắc phục điều đó, các chất dẫn dụ thức ăn là thành phần được thêm vào để tăng thêm tính hấp dẫn của thức ăn với tôm, kích thích tôm bắt mồi để tăng tốc độ ăn, tối ưu hóa sự tăng trưởng. Vậy thì những chất dẫn dụ này là gì và thêm bao nhiêu thì đủ hấp dẫn cho tôm?

anh-huong-cua-cac-chat-dan-du-den-kha-nang-tang-truong-va-su-dung-thuc-an-tren-tom-the-chan-trang

Tầm quan trọng của chất dẫn dụ thức ăn trong nuôi tôm

 

2. Xây dựng nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các loại chất dẫn dụ thức ăn cho tôm

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nấm men với hàm lượng 2% bổ sung vào thức ăn cho khả năng sử dụng thức ăn tối ưu của tôm thẻ chân trắng và tăng khả năng miễn dịch cho tôm. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy kết quả bột mực, bột nội tạng mực giàu acid amin thúc đẩy quá trình ăn và tăng trưởng của cá hồi và tôm thẻ chân trắng.

Nhưng đa số các nghiên cứu này thực hiện với các chất dẫn dụ đơn lẻ, với một hàm lượng quá cao của mỗi chất dẫn dụ có thể ngược lại đem lại tác động tiêu cực không mong muốn cho thủy sản nuôi.

Do đó, nhóm nghiên cứu của Guilun He và cộng sự, đã thực hiện bài nghiên cứu Bài nghiên cứu: Effects of Compound Feed Attractants on Growth Performance, Feed Utilization, Intestinal Histology, Protein Synthesis, and Immune Response of White Shrimp (Litopenaeus Vannamei) - Ảnh hưởng của chất hấp dẫn thức ăn tổng hợp đến hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn, mô học đường ruột, tổng hợp protein và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

Mục đích của bài nghiên cứu để đánh giá việc bổ sung các nhóm gồm có 5 chất dẫn dụ thức ăn kết hợp vào khẩu phần ăn cho tôm để đánh giá tác động tới năng suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn, mô học đường ruột, tổng hợp protein và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

Thực hiện nghiên cứu gồm bảy khẩu phần ăn được xây dựng để thí nghiệm là:

P: Thức ăn công nghiệp (đối chứng dương)

N: Không bổ sung chất dẫn dụ (đối chứng âm)

Và 5 khẩu phần ăn A, B, C, D, E, mỗi khẩu phần là sự kết hợp của 4 trong số 5 loại chất dẫn dụ bao gồm: chiết xuất men, bột nội tạng mực, chất hòa tan cá, chả mực, mắm tôm.

Các thành phần được cân, trộn và tạo viên và chế biến bằng máy, thành phần gần đúng của chế độ ăn chi tiết trong bảng như sau:

Bảng 1: Công thức khẩu phần thí nghiệm bổ sung (%) (cơ sở ướt)

anh-huong-cua-cac-chat-dan-du-den-kha-nang-tang-truong-va-su-dung-thuc-an-tren-tom-the-chan-trang

Đối tượng thí nghiệm là 840 tôm thẻ chân trắng khỏe mạnh, [trọng lượng ban đầu (0.71  ± 0,00) g], mỗi ngày ăn 4 lần, với 8-10% trọng lượng cơ thể mỗi ngày trong 7 tuần.

 

3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá các khẩu phần ăn

3.1 Hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn và thống số hình thái

- Nhìn vào bảng thống kê kết quả, các chỉ số SR, FCR, HIS của tôm trong các nhóm không có sự khác biệt đáng kể.

- FI của chế độ B, C, D cao hơn đáng kể so với chế độ ăn P.

- Khi tăng mức chả mực và mắm tôm trong khẩu phần ăn thì WG và FI của tôm cũng tăng lên. Khi tăng mức chiết xuất men và cá hòa tan trong khẩu phần ăn thì WG và FI của tôm lại giảm xuống.

Bảng 3: Ảnh hưởng của các chất dẫn dụ thức ăn tổng hợp đến khả năng sử dụng thức ăn và các thông số hình thái của tôm thẻ chân trắng

anh-huong-cua-cac-chat-dan-du-den-kha-nang-tang-truong-va-su-dung-thuc-an-tren-tom-the-chan-trang

Chú thích:

Trọng lượng cơ thể cuối cùng (FBW)

Tỷ lệ sống (SR)

Tỷ lệ tăng cân (WGR)

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

Tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR)

Lượng thức ăn ăn vào (FI)

Chỉ số gan (HSI)

Hệ số thể trạng (CF)

 

3.2 Toàn bộ cơ thể và thành phần cơ thể của tôm thẻ chân trắng

- Trong toàn bộ cơ thể, độ âm của tôm nhóm E cao hơn so với các nhóm N, C, D

- Tro không có sự khác biệt giữa các nhóm

- Lipid thô của nhóm B cao hơn các nhóm khác

- Protein thô ở nhóm N, B, C cao hơn so với nhóm E

- Trong cơ thịt, độ ẩm, tro, lipid thôm protein thô không có sự khác biệt giữa các nhóm thí nghiệm.

 

3.3 Thông số sinh hóa tan máu

Các thông số này phản ánh quá trình trao đổi chất và tình trạng sức khỏe của thủy sản. HDL đóng vai trò chính trong vận chuyển cholesterol đến gan, trong khi LDL vận chuyển cholesterol đến các tế bào. Việc giảm HDL- C và LDL- C sẽ dẫn đến rối loạn dự trữ năng lượng và vận chuyển lipid. Hàm lượng LDL-C của hemolymph ở chế độ N và A cao nhất, hàm lượng HDL-C ở chế độ C và E là cao nhất.

 

3.4 Hoạt động của enzyme tan máu

Sự gia tăng GPT và GOT trong tan máu liên quan đến phá hủy mô, hoại tử tế bào ở gan tụy và các mô khác. Hoạt động GPT và GOT trong tan máu của tôm ở nhóm E cao nhất, điều này sẽ gây tổn thương gan ở mức độ cao hơn.

 

3.5 Hoạt động của enzyme trong gan tụy

Enzyme SOD là chất chống oxy hóa chính, ở chế độ ăn A cho kết quả mức độ hoạt động của T-SOD cao nhất và chế độ ăn B, E là thấp nhất.

MDA là sản phẩm phân hủy peroxy hóa lipid của axit béo không bão hòa đa (PUFA), có tác dụng gây độc tế bào, ở nhóm B có mức MDA cao nhất nên tôm ăn khẩu phần ăn nhóm A sẽ có khả năng chống oxy hóa cao nhất và ở nhóm B thì tổn thương gan tụy cao nhất.

NOS là enzyme đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh, chống lại vi khuẩn, mầm bệnh tấn công, mức độ hoạt động T-NOS cao nhất được thấy ở nhóm A, do đó việc ăn theo chế độ khẩu phần ăn nhóm A có khả năng kháng bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng hiệu quả nhất.

 

3.6 Mô học đường ruột

Độ sưng tấy trong nếp gấp trong ruột của nhóm cho ăn B và D giảm, điều này có lợi cho sự khôi phục mô học của nếp gấp ruột. Không có sự khác biệt về chiều dài và cao của ruột trong các nhóm nhưng ở nhóm C, độ dày cơ ruột lớn nhất, có khả năng nhu động ruột cao hơn.

anh-huong-cua-cac-chat-dan-du-den-kha-nang-tang-truong-va-su-dung-thuc-an-tren-tom-the-chan-trang

Ảnh chụp vi ảnh ̣P,N,A,B,C,D,E của ruột giữa của tôm thẻ chân trắng được cho ăn chế độ ăn có chất dẫn dụ bằng thức ăn hỗn hợp. Các mũi tên MT, FH, FW lần lượt biểu thị độ dài cơ ruột, chiều cao nếp gấp và chiều rộng nếp gấp

 

3.7 Phản ứng miễn dịch và tổng hợp protein

Mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch ở tôm khi cho ăn chế độ B, C sẽ tăng, mà chế độ E biểu hiện giảm. Do đó, khi ăn chế bộ B, C cho thấy khả năng chống oxy hóa và đáp ứng miễn dịch được cải thiện hơn, phù hợp với kết quả hoạt động của enzyme gan tụy.  Khả năng miễn dịch của tôm ở chế độ ăn E dường như bị giảm.

Quá trình tổng hợp protein bị ảnh hưởng tiêu cực khi cho ăn chế độ D, E, trong khi cho ăn chế độ A, B sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổng hợp protein.

 

Kết luận

Khẩu phần ăn B (bổ sung bột nội tạng mực, cá hòa tan, chả mực và mắm tôm) và khẩu phần ăn D (bổ sung chiết xuất men, bột nội tạng mực, chả mực và mắm tôm) thúc đẩy lượng thức ăn tôm ăn vào, tăng trưởng hiệu quả và tăng cường khả năng chống oxy hóa của tôm. Ở nhóm khẩu phần ăn B còn cho kết quả giúp tăng quá trình tổng hợp protein và thúc đẩy phản ứng gan tụy và đường ruột tôm.

 

4. Thông tin liên hệ

 

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn