4 NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG ĐỎ THÂN TRÊN TÔM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ

4 NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG ĐỎ THÂN TRÊN TÔM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ

Hiện nay, nhiều ao nuôi tôm đang phải đối mặt với tình trạng tôm bị hồng thân, đỏ thân khiến bà con vô cùng lo lắng. Hiện tượng này không phải tất cả đều do nhiễm virus, do đó việc xác định được chính xác nguyên nhân làm tôm đỏ thân, hồng thân và đưa ra hướng xử lý phù hợp là vô cùng quan trọng. Hãy cùng BIOAQUA GROUP tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

 

1. Tôm đỏ thân do bệnh Taura (hay còn gọi là bệnh đỏ đuôi)

1.1 Tác nhân

Virus (Taura Syndrome Virus – TSV) thuộc họ Dicistrovitridae

1.2 Đối tượng và giai đoạn nhiễm bệnh

Thường gặp trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Bệnh xuất hiện sớm, từ giai đoạn ấu trùng hoặc postlarvae, giai đoạn nuôi từ 14-45 ngày (cỡ 0.05-7g), có những trường hợp xuất hiện ở tôm thương phẩm.

Bệnh rất nguy hiểm vì thời gian ủ bệnh lâu, có thể lây truyền theo cả chiều ngang và chiều dọc với tốc độ nhanh chóng, tỷ lệ gây chết tôm có thể lên tới 40-90% chỉ trong vài ngày.

1.3 Triệu chứng

Tôm đỏ thân, đuôi do bệnh Taura

Tôm bị nhiễm Taura có nhiều triệu chứng như nhiễm bệnh vi khuẩn như tôm yếu, mềm vỏ, trống ruột, bơi lờ đờ, tấp mé, chậm lớn…

Bệnh Taura có 3 giai đoạn bệnh: cấp tính, chuyển tiếp, mãn tính.

- Tại giai đoạn cấp tính và chuyển tiếp:

Tôm thẻ chân trắng: thân tôm có màu đỏ nhạt của biểu mô vỏ, đặc biệt là phần đuôi, vỏ mềm, ruột rỗng. Tôm sú nhiễm bệnh: toàn bộ phần đuôi tôm chuyển màu đỏ, phát triển ngược dần lên phía bên trên, chân bơi và chân bò cũng có màu đỏ.

Ở giai đoạn cấp tính hoạt động lột vỏ của tôm bị ảnh hưởng, tôm có thể chết trong quá trình lột xác.

Vi khuẩn Vibrio spp tấn công gây hoại tử làm xuất hiện các đốm đen trên thân, đuôi, chân bị ăn mòn (dễ nhầm lẫn là triệu chứng của bệnh đốm đen)

Virus ký sinh tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi gây ra các vết đốm đỏ.

- Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính: những con tôm còn sống có thể lột vỏ, sau vài lần có thể không còn các đốm đen, tôm có thể bắt mồi trở lại bình thường và tiếp tục phát triển. Lúc này, chỉ có tổ chức lympho bị nhiễm virus, tôm không còn các biểu hiện bên ngoài.

Chẩn đoán: Xét nghiệm PCR-RNA dương tính với TSV.

1.4 Phòng và trị bệnh Taura

Bệnh Taura là do virus gây ra, hiện chưa có giải pháp đặc trị hiệu quả, khi đã xác định tôm đỏ thân do bệnh Taura bà con cần thu tôm, sau đó tiến hành khử trùng nước, cải tạo lại ao để nuôi vụ mới.

Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, cách tốt nhất là bà con thực hiện chủ động phòng bệnh:

- Thả giống sạch bệnh hoặc có khả năng kháng bệnh Taura, được kiểm tra bằng phương thức PCR, có chứng nhận kiểm dịch.

- Cải tạo ao kỹ trước khi thả tôm, nạo vét bùn, phơi đáy ao.

- Diệt tạp, diệt khuẩn triệt để nước cấp vào ao, sát trùng dụng cụ nuôi để loại bỏ các vật trung gian mang mầm bệnh bằng cách dùng sản phẩm siêu diệt khuẩn Mega Vir/ Goal Vir liều dùng 0.5 - 0.7ppm.

- Tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, men vi sinh vào thức ăn định kỳ cho tôm.

Diệt khuẩn cho ao tôm

 

2. Bệnh đỏ thân do WSSV

2.1 Tác nhân

Virus WSSV (White spot syndrome virus) cùng với các tác nhân gây bội nhiễm là các loài vi khuẩn Stapphylococcus spl, Vibrio vulnificus, V.anginolyticus. Virus WSSV có độc lực cực mạnh tấn công trên nhiều mô tế bào làm bùng phát nhanh chống dịch bệnh.

2.2 Đối tượng và giai đoạn nhiễm bệnh

Bệnh xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú và các loài giáp xác khác, mọi giai đoạn của tôm đều có thể nhiễm bệnh. Đặc biệt vào giai đoạn nhiệt độ thấp, chuyển giao sang mùa lạnh (đông xuân) bệnh rất dễ xảy ra và phát triển.

Đỏ thân do WSSV cần được đặc biệt quan tâm vì có khả năng gây chết lên tới 100% chỉ sau 4-8 ngày cảm nhiễm bệnh.

2.3 Triệu chứng

Tôm bị đỏ thân

Các dấu hiệu từ các loài giáp giác nhiễm bệnh trước khi lây truyền sang tôm: các loài cua, chem chép có các vết đỏ trên thân

Tôm có dấu hiệu bỏ ăn, ruột rỗng, bơi tấp bờ, cơ thể chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm rõ ràng.

Xuất hiện các đốm trắng cơ 0.5-2mm trên vỏ, tập trung nhiều ở vỏ đầu ngực

Giải phẩu thấy một số trường hợp gan tôm chuyển sang màu trắng xám.

Bệnh chuyển biến nhanh, gây chết rải rác đến chết hàng loạt.

2.4 Phòng và trị bệnh đỏ thân do  WSSV

Bệnh do virus WSSV hiện vẫn chưa có giải pháp đặc trị hiệu quả nên cần áp dụng biện pháp phòng bệnh toàn diện:

- Hạn chế thả nuôi trong thời điểm nhiệt độ thấp, nếu nuôi vụ Đông Xuân cần có các giải pháp điều chỉnh nhiệt độ môi trường phù hợp như nuôi tôm trong nhà bạt.

- Chọn giống sạch bệnh, xét nghiệm bằng phương pháp PCR đảm bảo không có con giống nhiễm virus WSSV

- Bổ sung vào thức ăn cho tôm các chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, hạn chế được sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trên tôm, nhất là vi khuẩn Vibrio, tránh hiện tượng bội nhiễm trên tôm:

+ Siêu dinh dưỡng Mega Gain liều 10g/ kg thức ăn

+ Men vi sinh đậm đặc Mega Gut/ Best Gut liều 5ml/ kg thức ăn

Vi sinh sống đậm đặc Best Gut

- Cải tạo ao đúng kỹ thuật, diệt sạch các loài giáp xác có khả năng mang mầm bệnh. Rào chắn để ngăn chặn các loài sinh vật bên ngoài di chuyển vào trong ao nuôi.

- Xử lý môi trường hàng ngày để đảm bảo môi trường ao nuôi, định kỳ 3 ngày/ lần dùng vi sinh Mega Lact loại bỏ khí độc, mùn bã hữu cơ.

- Sát trùng nước ao nuôi trước đưa vào ao và định kỳ tiêu diệt các mầm bệnh mang virus, vi khuẩn trong ao nuôi bằng Mega Vir/ Goal Vir

- Duy trì mực nước cao > 1.2m khi nhiệt độ giảm.

 

3. Tôm đỏ thân do sốc nhiệt

3.1 Nguyên nhân

San tôm không đúng kỹ thuật, san khô để tôm tiếp xúc không khí quá lâu, thực hiện trong thời tiết nắng gắt, tôm sốc nhiệt làm tỷ lệ tôm đỏ thân tăng cao.

Sự chuyển biến đột ngột của thời tiết, mưa nhiều, hoặc thay đổi môi trường khi san tôm khiến tôm bị sốc nhiệt, búng nhảy mạnh.

3.2 Đối tượng và giai đoạn xuất hiện

Đỏ thân do sốc nhiệt có thể gặp ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú ở giai đoạn tôm > 20 ngày tuổi.

Đặc biệt vào những giai đoạn giao mùa, có sự chênh lệch nhiệt độ lớn, các chỉ số môi trường nước thay đổi.

Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột khiến tôm bị sốc

3.3 Triệu chứng

Thân bị đỏ từ vùng giữa thân xuống đuôi, đồng thời cũng bị cong thân, đục cơ.

Mùa mưa kiểm tra các chỉ tiêu môi trường trong ao trước và sau mưa chênh lệch cao: pH, độ mặn, kiềm, khoáng, tảo độc lên, tôm dễ bị sốc, phát hiện tôm rớt đáy

Ao nuôi mật độ cao, nhất là giai đoạn tôm thương phẩm, tôm hoạt động búng nhảy mạnh khi đánh hóa chất, nhảy vào quạt nước.

3.4 Giải pháp phòng và điều trị

Duy trì mật độ vừa phải 30-80 con/m2 đối với ao đất, ao bạt khoảng 90-120 con/m2, 180-200 con/m2 trong ao tròn, ao tôm sú 15-20 con/m2

Thực hiện đúng kỹ thuật san tôm: kiểm tra và điều chỉnh các chỉ số môi trường ao cũ và mới phù hợp, san vào lúc trời mát.

Bổ sung khoáng đa vi lượng, nâng kiềm trước và sau mưa.

Tạt thêm Herba Care 2L/ 2000m3 để phòng các tác nhân stress.

Hằng ngày bổ sung cho tôm dinh dưỡng vào khẩu phần ăn cho tôm:

- Khoáng nước đậm đặc: Mega Cal/ Shell Max 5-7ml/kg thức ăn để tôm dễ hấp thu đủ lượng khoáng cần thiết.

- Bổ gan, tăng cường chức năng gan để gan khỏe mạnh: Megaliv Aqua/ Vetliv-07 liều 5-7ml/ kg thức ăn.

Bổ sung khoáng vào thức ăn cho tôm

4. Tôm đỏ thân do khí độc

4.1 Nguyên nhân

Tôm bị nhiễm khí độc H2S, NOkhi kiếm ăn ở đáy ao.

4.2 Đối tượng và giai đoạn xuất hiện

Gặp ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú vào giai đoạn tôm >30 ngày, tôm càng lớn ao càng ô nhiễm, siphon không triệt để khiến mùn bã hữu cơ, chất thải tích tụ sinh ra khí độc.

4.3 Triệu chứng

Giáp đầu ngực áp 2 mang đỏ hồng lên khi tôm nhiễm khí độc

Tôm có các biểu hiện khi sống trong môi trường khí độc thời gian dài: giảm ăn, bơi lờ đờ, tấp mé, chết khi lột xác.

Tôm chết chìm đỏ trong ao

Các mô mềm bị phá hủy nên tôm phải tiết chất béo chống chịu, gây ra bệnh phân trắng, gan tụy.

4.4 Giải pháp phòng và điều trị

- Định kỳ 3 ngày/ lần kết hợp sử dụng vi sinh xử lý đáy và vi sinh xử lý nước ao nuôi: Dùng vi sinh Mega Lact/ UFO sục khí 8 tiếng với 500g đường và vi sinh chuyên xử lý nền đáy Mega PS/ UFO VS ủ yếm khí trước khi tạt. Đồng thời, bật quạt, máy oxy để tăng hiệu quả sử dụng vi sinh, trường hợp khí độc tăng cao sẽ xử lý liên tục mỗi ngày.

Xử lý đáy và nước ao nuôi bằng vi sinh

- Thiết kế ao:

+ Nếu nuôi ao bạt, nên thiết kế đặt siphon sao cho loại bỏ triệt để chất thải, nên thực hiện siphon đáy ao và thay nước thường xuyên.

+ Nếu nuôi ao đất nên tiến hành nạo vét đáy, bón vôi 20-30kg/1000m2 để cải tạo ao trước nuôi.

- Thời điểm tôm có dấu hiệu ruột yếu, gan tụy nhợt màu, trộn vào mỗi kg thức ăn:

+ 10ml Acid hữu cơ White Gut

+ 10g Kháng sinh thảo dược Mega White/ Best White

+ 10ml Men vi sinh đậm đặc Mega Gut/ Best Gut

+ 10ml Gan tạt thảo dược Herba Gold

Bà con cũng nên hàng ngày bổ sung vào cho tôm các sản phẩm men vi sinh, khoáng chất, vitamin, bổ gan… để hệ tiêu hóa và gan tụy khỏe mạnh, nâng cao khả năng hấp thụ, khả năng chống chọi của tôm với các tác động bên ngoài.

Các sản phẩm BIOAQUA GROUP cung cấp đều được nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện 100% từ Ấn Độ nên bà con có thể yêm tâm về chất lượng sản phẩm. Bà con có nhu cầu được tư vấn sử dụng sản phẩm hiệu quả, kỹ thuật nuôi tôm vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIOAQUA

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

Viết bình luận của bạn