PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG NGỪA EHP Ở TÔM

PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG NGỪA EHP Ở TÔM

Bệnh EHP là mầm bệnh ở đường ruột tôm thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú, khi mắc phải EHP sẽ gây tổn hại đến thành ruột tôm, dẫn đến không kém phát triển, năng suất trọng lượng giảm sút đáng kể.

1. Sự lây nhiễm EHP

Ảnh cấu tạo của EHP (bên trái), vi bào tử trùng đang phát triển (bên phải)

Ảnh cấu tạo của EHP (bên trái), vi bào tử trùng đang phát triển (bên phải)

EHP tên đầy đủ Enterocytozoon hepatopenaei do một nhóm vi bào tử trùng hình thành. Đối với tôm thả giống giai đoạn đầu sẽ có thể mắc phải bệnh, tỷ lệ chết sẽ cao hơn vì do tôm còn nhỏ vẫn chưa có đề kháng tốt để chống chọi các nguồn bệnh thường xuyên gặp.

Điều kiện môi trường ô nhiễm giúp vi bào tử trùng sản sinh ra lượng lớn, bám vào thức ăn khi cho tôm ăn.

Đối với trường hợp EHP truyền nhiễm khi tôm ăn phải phân có chứa nhóm vi bào tử trùng được giải phóng từ tôm bị nhiễm bệnh cùng môi trường sống hoặc có trường hợp tôm ăn đồng loại mắc phải mầm bệnh.

Tôm bố mẹ bị nhiễm EHP có lây nhiễm cho tôm con do thông qua việc thải phân có chứa bào tử trong ao sinh sản. Ngoài ra, Nauplii có thể nhiễm bệnh khi chúng bắt đầu ăn sinh vật phù du ở giai đoạn N6. Thường các ngành về làm nông thủy sản rửa trứng hoặc nauplli giai đoạn đầu (N1-N5) qua nước sạch làm giảm nguy cơ lây bệnh trong ao nuôi.

Sơ đồ lây nhiễm từ tôm bố mẹ sang tôm nhỏ

Sơ đồ lây nhiễm từ tôm bố mẹ sang tôm nhỏ

2. Độ mặn ảnh hưởng đến tốc độ lây nhiễm EHP

Thực tế, EHP xuất hiện rất phổ biến hơn các ao nuôi thương phẩm có độ mặn cao đạt 15ppt (ppt được xem là phần nghìn), so với ao nuôi thương phẩm độ mặn chỉ đạt chỉ số thấp nhất 5ppt.

Tôm thẻ chân trắng được xem loài rộng muối, có thể sống với độ mặn cho đến cao. Ngoài ra, được biết các nhà khoa học đã cho ra thí nghiệm kiểm tra xem liệu EHP có thể lây nhiễm với chỉ số có mức độ mặn thấp nhất. Kết quả cho thấy thí nghiệm phân tôm nguồn lây EHP chính, việc lây nhiễm có thể xảy ra với mức độ thấp bất ngờ chỉ có 2 ppt. Ngược lại khi độ mặn quá cao từ 25-30ppt, tỷ lệ nhiễm, tốc độ nhiễm sẽ rất nhanh và trở nên nghiêm trọng đáng phải quan tâm. Bà con cần ý chú để kiểm soát được độ mặn ở mức an toàn và phù hợp cho tôm phát triển không bị nhiễm bệnh.

3. Nhận biết tôm bị lây nhiễm EHP bằng phương pháp cảm quan

Tôm mắc phải bệnh gan tụy cấp do nhiễm EHP

Tôm mắc phải bệnh gan tụy cấp do nhiễm EHP

Nếu không có phương tiện hoặc dịch vụ lab đủ tin cậy tại khu vực nuôi, bà con có thể cảm qua cẩn thận với mắt thường để quan sát và theo dõi đàn tôm. Bà con có thể đánh giá và phát hiện được các triệu chứng lây nhiễm EHP ở tôm như sau:

Lớp biểu bì dưới vỏ mỏng, vỏ tôm cũng sẽ bị mỏng.

Cơ thể tôm bị trắng do nhiễm bệnh EHP.

Tôm bị stress.

Vài vết đốm đen trên mắt tôm, trong mô cơ và dọc theo ruột sau được xuất hiện li ti với số lượng ít.

Tốc độ phát triển chậm sau khi đến trọng lượng 3-4g.

Tôm bị lười ăn, sức ăn không được nhiều hoặc bỏ ăn.

Chậm lột vỏ tôm.

Quan sát bên ngoài vỏ sẽ thấy đường ruột tôm có chứa dịch lỏng, hoặc bị đứt khúc.

4. Một số trường hợp liên quan đến mức độ tôm nhiễm EHP

 4.1. Trường hợp EHP xuất hiện với số lượng cao 

Khả năng EHP sẽ xuất hiện rất nhiều giai đoạn trong quá trình nuôi, nhưng đặc biệt là các mùa vụ hè. Theo nghiên cứu của Prathisha và cộng sự thực hiện ở Ấn Độ cho biết, tỷ lệ nhiễm EHP sẽ rơi vào tháng 4 chiếm lên tới 35%. Còn Việt Nam được nhà nghiên cứu Lê Hồng Phước và cộng sự hợp tác cho ra kết quả vào mùa mưa lượng tôm giống sẽ mắc phải EHP với số lượng cao gấp hai so với mùa khô.

Tính đến thời điểm hiện nay, sự lây nhiễm EHP chưa bao giờ có dấu hiệu giảm sút vì do ảnh hưởng thời tiết gây nên, tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật, virus, vi khuẩn có hại phát triển rất nhiều.

4.2. EHP và hội chứng phân trắng 

Việc tôm giống mắc bệnh EHP chưa có bằng chứng kết luận được đây là nguyên nhân khiến tôm bị nhiễm phân trắng, nhưng có một số ao bị phân trắng thường xảy ra thường gặp nhiễm EHP có tỷ rất cao. Vì vậy, hiện tại giữa dịch bệnh EHP và phân trắng đang có một sợi dây liên kết với nhau và gây bệnh tôm giống.

Tuy nhiên, có rất nhà nghiên cứu lại cho ra kết quả việc EHP sẽ làm tôm bị nhạy cảm hơn với bệnh khác do nhóm Vibrio gây ra hoại tử gan tụy cấp, khiến tỷ lệ tôm chết khi nhiễm EHP và gan tụy cấp có tỷ lệ cao. (Tham khảo bài: Diệt khuẩn tạp, diệt khuẩn hiệu quả khi thả tôm giống

5.  Phương pháp phòng ngừa EHP

Xử lý kỹ nước, diệt các tạp chất và khuẩn trước khi thả giống, sử dụng Mega Vir/ Goal Vir diệt sạch các vi khuẩn trong ao tôm với liều dùng 2500-3000m3 (Tham khảo bài: Diệt tạp, diệt khuẩn hiệu quả trước khi thả tôm). 

Diệt sạch vi khuẩn trong ao tôm – Mega Vir/Goal Vir

Diệt sạch vi khuẩn trong ao tôm – Mega Vir/Goal Vir

Rào lư ới, chặn các cống để các loài giáp xác không vào được để lây bệnh.

Cải tạo đáy ao kỹ, phơi đáy ao đất kỹ bằng vôi trước và sau vụ nuôi.

Lựa chọn giống tôm sạch không mang mầm bệnh, hoặc kiểm tra bằng PCR để phát hiện bệnh.

Hạn chế thả tôm giống vào thời gian thường xuyên xảy ra nguồn bệnh.

Quản lý nguồn thức ăn được đảm bảo sạch sẽ, không bị ẩm mốc.

Xử lý môi trường định kỳ bằng các sản phẩm vi sinh như Mega Lact / UFO.

Vi sinh xử lý môi trường trong ao nuôi – UFO/ Mega Lact

Vi sinh xử lý môi trường trong ao nuôi – UFO/ Mega Lact

Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học giữa cho các ao, tránh lây nhiễm chéo giữa ao nuôi.

6. Công Ty TNHH SX-TM-XNK BIO AQUA

Giúp bà con tìm hiểu về các bệnh liên quan đến tôm. Hãy liên hệ cho chúng tôi qua các thông tin sau:

- MST: 0312913693

- Địa Chỉ: 354/23 Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

- Điện Thoại: (+028) 3765 7863

- Hotline: 0934 014 646

- Fanpage: BIO-AQUA-GROUP

- Youtube: bioaquagroup

- Tiktok: BIOAQUA_GROUP

- Website: bioaquagroup.com

 

Viết bình luận của bạn